PHÂN BIỆT GIỮA QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO

Câu 5: Phân biệt giữa Quản lý và Lãnh đạo? DNVN thường có những sai lầm trong quản lý và

lãnh đạo trong doanh nghiệp.

Người lãnh đạo và Nhà quản lý

Khác biệt lớn nhất giữa lãnh đạo và quản lý nằm ở biện pháp thúc đẩy những nhân viên dưới quyền.

Rất nhiều người lãnh đạo cũng là nhà quản lý và ngược lại. Song hai vị trí này không phải lúc nào

cũng song hành như vậy.

Nhà quản lý

Nhà quản lý có nhân viên thuộc cấp, được doanh nghiệp trao quyền và được giao việc cho các

nhân viên. Phương pháp quản lý là trao đổi, nhà quản lý giao việc và nhân viên thực hiện, và nhân

viên được trả công một khoản ít nhất bằng lương của họ.

Tập trung vào công việc. Nhà quản lý được trả lương để hoàn thành một sứ mạng cụ thể, với nguồn

nhân lực và nguồn vốn hữu hạn. Sau đó, nhà quản lý phân những sứ mạng này thành từng nhiệm

vụ cụ thể, và giao lại cho cấp dưới.

Tìm kiếm sự thoải mái. Kết quả của một nghiên cứu thú vị cho thấy các nhà quản lý thường xuất

thân từ những gia đình có nền tảng vững chắc và thường sống cuộc sống bình thường và thoải mái.

Điều này khiến cho họ không chấp nhận mạo hiểm và họ luôn tìm kiếm những biện pháp để tránh

xung đột.

Người lãnh đạo

Người lãnh đạo có người thừa hành mà không có nhân viên dưới quyền. Việc chấp hành lệnh là

việc làm tự nguyện, và người lãnh đạo không thể chỉ giao việc mà không truyền cảm hứng cho

người thừa hành. Phương pháp quản lý là cảm hóa, người lãnh đạo cần chỉ rõ việc thực hiện theo

yêu cầu sẽ đem lại lợi ích thế nào đối với người thừa hành.

Tập trung vào con người. Mặc dù rất nhiều người lãnh đạo có sức lôi cuốn quần chúng, song đây

vẫn chưa phải phẩm chất nổi bật của họ. Họ luôn đối xử tốt với con người; những người lãnh đạo vĩ

đại tạo ra niềm tin bằng cách nâng cao uy tín của người khác và tự gánh lấy chỉ trích. Tuy nhiên,

họ lại không thân thiện với người thừa hành để luôn tạo được sự nghiêm nghị cần thiết. Việc tập

trung vào yếu tố con người không có nghĩa là người quản lý không quan tâm tới công việc, ngược

lại họ thường khá tập trung vào kết quả; thực tế, họ nhận ra tầm quan trọng của việc khuyến khích

người khác làm việc theo định hướng của họ.

Tìm kiếm mạo hiểm. Cũng theo nghiên cứu cho thấy các nhà quản lý muốn tránh mạo hiểm, những

người lãnh đạo thường tìm kiếm mạo hiểm, mặc dù họ không phải quá liều lĩnh. Trong quá trình

đạt tới mục tiêu, người lãnh đạo coi việc vấp phải khó khăn và vượt qua là việc tự nhiên. Do đó họ

khá thoải mái trong việc chấp nhận rủi ro và thường coi những việc khó khăn mà người khác tránh

là những cơ hội tốt và sẵn sàng phá vỡ các quy luật để chinh phục bằng được.

ABE Diploma in Business Administration

1) Quản lý: xem khái niệm câu 1

2) Khái niệm: Lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng trong đó người lãnh đạo tìm kiếm sự tham gia tự

nguyện của cấp dưới nhằm đạt mục tiêu của tổ chức.

Khái niệm 2: Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đến hoạt động của cá nhân hoặc một nhóm

nhằm thực hiện một mục tiêu chung của tổ chức trong những điều kiện nhất định.

Vì vậy, ảnh hưởng thực chất là sự tác động từ bên này sang bên khác. Bên thực hiện sự tác động

trong quá trình gây ảnh hưởng được gọi là chủ thể lãnh đạo và bên chịu sự tác động làm ảnh hưởng

đến hoạt động của nó được gọi là đối tượng lãnh đạo.

Để trở thành một nhà lãnh đạo giỏi trước hết phải có:

- Tầm nhìn;

- Có khả năng chia sẽ tầm nhìn: làm cho mọi người, cấp trên, cấp dưới hiểu và ủng hộ tầm nhìn;

- Động viên khuyến khích: để có thể biến tầm nhìn thành hiện thực

Tóm lại, Người ta đã không ngừng nỗ lực để đi tìm định nghĩa về vai trò hay chức năng tách biệt

cho hai khái niệm: lãnh đạo và quản lyù. Điểm khác biệt nhất được đa số chấp nhận đó là dựa trên

tác phong của hai đối tượng thể hiện vai trò này.

Lãnh đạo được mô tả như những người có khả

năng truyền cảm hứng và có định hướng, trong khi quản lý là những người có nhiệm vụ trọng tâm và