KHÁI NIỆM RA QUYẾT ĐỊNH

Câu 7: Khái niệm ra quyết định? Những sai lầm mà các nhà quản trị của doanh nghiệp VN

thường gặp phải trong việc ra quyệt định. (5 sai lầm-> phân tích). Nêu ví dụ thực tiễn minh

họa.

A/ Khái niệm: Ra quyết định còn là đưa ra các giải pháp và chọn 1 giải pháp để giải quyết vấn đề

đang xem xét.

B/ Những sai lầm mà các nhà quản trị của doanh nghiệp VN thường gặp phải trong việc ra

quyệt định:

Nguyên nhân dẫn đến các sai lầm trong quản lý, lãnh đạo:

Nguyên nhân dẫn đến các sai lầm trên trong công tác quản lý lãnh đạo của nhà quản lý lãnh đạo

như: chưa được đào tạo, hoặc đào tạo chưa có bài bản, chưa được chú ý đến công tác đào tạo lại;

bản thân không tự nghiên cứu, tìm hiểu, học hỏi sáng tạo; không có kinh nghiệm, kinh nghiệp quá

ít; tư duy còn hạn chế; công tác chuyên môn còn nhiều hạn chế, công tác quản lý, lãnh đạo lại càng

hạn chế; không hoạch định chiến lược dài hạn, hoặc xây dựng chiến lược còn hạn chế; sai lầm tầm

vĩ mô: nhà nước không có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ về công tác quản lý, về

kiến thức quản lý, về kinh phí đi học, về đi học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài nước, CÁC HIỆP

HỘI DOANH NGHIỆP CŨNG VẬY; thiếu hệ thống thông tin, số liệu, thông tin không chính xác,

không minh bạch ...chính sách tiền lương không đúng, làm các nhà quản lý không tận tâm làm việc

...

Không học từ chính những sai lầm của mình.

Phủ nhận các sai lầm là thất bại tệ hại nhất của các nhà lãnh đạo. Đặc biệt, những nhà lãnh độc

tài có thể thổi phồng sự hoàn hảo của mình, nhưng điều đó chỉ khiến họ thất bại ngày càng nặng nề

hơn.

Tư tưởng của đa số các nhà lãnh đạo là không được phép có sai sót để không phụ lòng những người

đã tin tưởng đặt họ vào vị trí lãnh đạo của họ, vì vậy đã tạo ra một sức ép rất nặng nề và khiến họ

không thể chấp nhận được sai lầm. Điều đó khiến họ tự thu mình lại khi có sai sót, xa lánh mọi

người.

Không linh hoạt.

Trong tình hình hiện nay, mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng như tình huống thay đổi, thành viên

trong nhóm của thay đổi, môi trường bên ngoài thay đổi…đòi hỏi các nhà lãnh đạo phải rất linh hoạt

để ứng phó nhanh để giải quyết vấn đề. Nhưng kỹ năng này của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp

Việt Nam còn nhiều yếu kém, họ không thể thích nghi nhanh với sự thay đổi cũng như khả năng

lãnh đạo không được dùng để giúp đỡ nhân viên của họ thích ứng với sự thay đổi

Không nhận biết quá khứ.

Các nhà lãnh đạo vĩ đại luôn tìm về gốc rễ của họ thường xuyên để bổ sung thêm cho họ những gì

còn thiếu. Họ gặp lại những người thầy cũ, và họ học thêm nhiều điều mới. Họ biết rằng họ không

thể biết hết mọi chuyện, và họ tìm đến sự giúp đỡ của những người đã giúp họ trước đây. Những

nhà lãnh đạo tồi là những người nghĩ rằng dựa vào người khác là dấu hiệu của sự yếu đuối, vì thế

họ quên đi quá khứ và thậm chí còn phủ nhận quá khứ của mình.

Ra lệnh thay vì lãnh đạo.

Ở Việt Nam các nhà lãnh đạo luôn nghĩ rằng nhân viên là những người dưới quyền vì vậy họ phải

thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên. Do đó, các nhà lãnh đạo thường nói chuyện với giọng ra lệnh,

và nghiêm khắc hơn mức thường lệ, điều này ngày càng tạo ra khoảng cách lớn giữa lãnh đạo và

nhân viên, không tạo ra được sự gắn bó, đoàn trong toàn doanh nghiệp.

Không lắng nghe.

Nhà lãnh đạo phải biết lắng nghe tiếng nói của nhân viên, của những lãnh đạo ở cấp cao hơn, và

của chính mình.

Nghĩ về nhu cầu bản thân đầu tiên.

Nhiều lãnh đạo nghĩ về vị trí của họ như là một đặc quyền - một danh hiệu chứng tỏ họ là người số

một. Vì vậy, nhu cầu bản thân của họ cũng phải được đáp ứng tiên, và những người này thường đặt

lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể, lợi ích công ty nên hiệu suất công việc không cao, không

góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nghĩ rằng lãnh đạo là điều vĩnh viễn.

Các nhà lãnh đạo, đặc biệt trong các doanh nghiệp nhà nước luôn quan niệm rằng vị trí lãnh đạo

của họ là không bao giờ bị thay thế, và họ sẵn sàng chèn ép, cản trở bất cứ ai giỏi hơn mình, từ đó

làm mất đi tính cạnh tranh công bằng, sự nổ lực và sáng tạo của các thành viên trong doanh nghiệp.

Không biết đào tạo.

Rất nhiều nhà lãnh đạo nhận thức rằng khoảng cách giữa họ và những người đi theo là quá lớn, vì

thế họ đã không chú trọng đến việc đào tạo những thế hệ kế cận những gì mà họ đã từng học được.

Bản thân các nhà lãnh đạo Việt Nam cũng dành rất ít thời gian để học hỏi, cập nhật kiến thức cho

riêng mình, vì vậy khó tránh khỏi nguy cơ tụt hậu và thất bại.

C/ Nêu thí dụ thực tiễn minh họa: