BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH MÔN GI...

1. Kỹ năng giải quyết xung đột. Cấu trúc kĩ năng giải quyết xung đột bao gồm những nhóm kĩ năng nhất định: Kĩ năng nhận thức được vấn đề cần giải quyết và xác định được mục tiêu cần đạt khi giải quyết vấn đề. kĩ năng phân tích, phê phán, Phân tích cái đúng, cái sai, 4 | 1 5cái hợp lí, cái không hợp lí, kĩ năng xác định ý muốn của bản thân, thực hiện hành động cần làm hoặc điều cần nói. -Xung đột có thể xuất hiện ở mọi mối quan hệ. Trong giai đoạn tuổi vị thành niên,thường có nhiều các xung đột, xung đột lên đến kịch tính và các em thường thiếu kĩ năng để giải quyết chúng một cách độc lập. Các em cần được học quy trình giải quyết xung đột để các bên liên quan đều cảm thấy được lắng nghe, tôn trọng. - Các nguyên nhân xảy ra xung đột thường là: + Sự khác nhau về suy nghĩ và quan niệm. +Sự khác nhau về mong muốn,nhu cầu về lợi ích cá nhân +Không biết thừa nhận, tôn trọng suy nghĩ,ý kiến, quan điểm của người khác. +Tính cách gây hấn,hiếu chiến,thích người khác phải phục tùng,lệ thuộc vào mình. +Sự kèn cựa, muốn hơn người. +Sự định kiến, phân biệt đối xử +Sự bảo thủ, cố chấp. +Nói không đúng về nhau. -Để giải quyết được xung đột, cần phải có kĩ năng lắng nghe tích cực, đồng cảm , tư duy phê phán, giải quyết vấn đề và ra quyết định. -Để hiểu được xung đột, mỗi người cần +Nói lên cảm nhận của mình về sự việc. +Lắng nghe người khác nói về cảm nhận của họ +Đồng cảm,Đặt mình vào vị trí của người kia và cố gắng hiểu quan điểm của họ Tránh làm sự việc xấu thêm + Không lăng mạ, rèm pha. +Không xấu tính, đưa ra các nhận xét làm tổn thương người khác, không đưa ra các nhận định chủ quan làm xúc phạm đến danh dự và nhân phẩm của người khác. +Không la hét, gào thét... +Không đánh, đấm, đạp....