BÀI 12 CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH MÔN GI...

2. Kỹ năng giải quyết xung đột của học sinh hiện nay. - Biết cách giải quyết xung đột, theo đuổi mục tiêu là một trong những kỹ năng sống quan trọng nhất mà chúng ta cần học. Trong một thế giới mà mọi người dành quá nhiều thời gian để chỉ trích những sai lầm, kích động sự sợ hãi và giận dữ ở người khác, thì kĩ năng giải quyết xung đột là chìa khóa của sự thành công và giúp cho mỗi cá nhân cứ an nhiên và tự tại trong cuộc sống. kĩ năng giải quyết 5 | 1 5xung đột sẽ giúp bạn và những người khác được sống một cuộc sống trọn vẹn và lành mạnh hơn. -Thời gian qua, dù giáo dục kỹ năng giải quyết xung đột có được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn chưa cao. Thể hiện qua cách ứng xử của thanh niên học sinh còn nhiều khiếm khuyết. -Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu kỹ năng sống vẫn xảy ra, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy, cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động. - Nhiều người hiện hay đặt câu hỏi rằng, phải chăng thế hệ trẻ đang thiếu hụt cái gọi là kĩ năng ứng xử văn minh, thân thiện, tình cảm, cởi mở. Thường có khuynh hướng bạo lực trong ứng xử, buông trôi, ỉ lại, đổ tội cho hoàn cảnh khó khăn, lao vào những trò chơi vô bổ, sống không có ý chí, không có mục đích, mục tiêu để phấn đấu và quen giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực - Bởi chỉ cần gặp một chút xíu mâu thuẫn với bạn bè, gia đình, thày cô là các em học sinh đã có tâm lý buông trôi, giải quyết thiếu văn hóa -Thực tế cho thấy, kĩ năng giải quyết xung đột chưa hẳn tự nhiên mà có.Tất cả đều phải qua sự giáo dục, sự rèn luyện mới thành. Để làm cho học sinh biết cách giải quyết xung đột, sống có mục tiêu và quyết tâm theo đuổi mục tiêu, người lớn cần là tấm gương tốt cho các em và đó là quá trình dài lâu chứ không thể một sớm một chiều mà các em hiểu được . Các thày cô giáo cần dạy cho học sinh quản lý cơn giận và giải quyết xung đột. -Hãy là hình mẫu cho học sinh của mình. Bởi nếu trong gia đình, bố mẹ giải quyết xung đột bằng “nắm đấm”. Học sinh cũng sẽ dùng “nắm đấm” để giải quyết xung đột với bạn bè. Học sinh quan sát cách thày cô thương lượng, thỏa hiệp, cách thày cô thấu hiểu quan điểm của người khác, Cách thày cô thừa nhận mình sai. -Tạo điều kiện để học sinh tự đánh giá bản thân một cách tích cực. -Học sinh thường đánh nhau nếu các em cảm thấy bất lực. Hãy cho học sinh có vị trí và tiếng nói. -Khuyến khích các em nói lên cảm xúc của mình, các cảm xúc tức giận,thù hận,buồn bực. 6 | 1 5-Thày cô cùng học sinh nhận diện kiểu đương đầu với cơn giận của học sinh. -Khuyến khích các em nói lên chính kiến của mình, Tạo cơ hội cho các em được bày tỏ ý kiến của mình mà không ngắt lời hoặc phê phán. -Học sinh cần biết nguyên tắc khi nói lên ý kiến của mình một cách tôn trọng, bình tĩnh và trực tiếp với người đang có xung đột với mình. CHƯƠNG II GIÁO DỤC KỸ NĂNG GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT CHO HỌC SINH VÀO GIẢNG DẠY BÀI 12 “CÔNG DÂN VỚI TÌNH YÊU, HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH