KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT.TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG CÓ SỰ ĐIỀU TIẾT CỦA N...

1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT.

Trong cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện nay để thực hiện

tốt chế độ hoạch toán kinh tế, bảo đảm lấy thu bù chi và có lãi trong hoạt động sản

xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ, là cơ sở để thị trườngồn tại và phát triển của

mỗi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt. Điều

này đòi hỏi các thành phần kinh tế các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh phải có

hiệu quả.

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế, nó xuất hiện và tồn tại từ xã hội chiếm hữu

nô lệ đến xã hội chủ nghĩa. Hiệu quả được coi là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ

giữa kết quả thực hiện các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí chủ thể bỏ ra

để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh doanh thể hiện

trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh

theo một mục đích nhất định.

Với những hình thái xã hội khác nhau, với những quan hệ sản xuất khác nhau

thì bản chất của phạm trù hiệu quả và các yếu tố hợp thành phạm trù này cũng vận

động theo khuynh hướng khác nhau.

Trong xã hội tư bản, giai cấp tư bản nắm quyền sở hữu tư liệu sản xuất, do

vậy mọi hiệu quả, quyền lợi thu được từ sản xuất kinh doanh, và các quyền lợi khác

đầu thuộc về các nhà tư bản. Điều này cho thấy việc phấn đấu để có hiệu quả trong

kinh doanh của nhà tư bản là để đem về nhiều lợi nhuận, quyền lợi cho nhà tư bản

chứ không đem lại lợi ích về cho người lao động và toàn xã hội. Việc tăng chất

lượng sản phẩm hàng hoá của nhà tư bản không phải là yếu tố phục vụ cho nhu cầu

của toàn bộ xã hội mà là mục đích thu hút nhiều khách hàng, để từ đó có nhiều cơ

hội thu hút lợi nhuận cho mình hơn thông qua việc bán được nhiều hàng hoá.

Trong xã hội chủ nghĩa phạm trù hiệu quả vẫn tồn tại nhưng nó được phát

triển lên thành hiệu quả của toàn xã hội. Do các tài sản đều thuộc quyền sở hữu của

nhà nước, toàn dân và tập thể, hơn nữa mục đích của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa

cũng khác mục đích sản xuất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa. Mục đích của nền

sản xuất xã hội chủ nghĩa là đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng của mọi thành viên

trong xã hội nên bản chất của phạm trù hiệu quả cũng khác với chủ nghĩa tư bản.

Hiệu quả kinh tế có rất nhiều cách hiểu, có rất nhiều định nghĩa khác nhau

tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh của từng doanh nghiệp theo nghĩa rộng hiệu quả

kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh

doanh của các doanh nghiệp.

Cụ thể là hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng

các yếu tố của quá trình kinh doanh của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất

trong hoạt động kinh doanh với chi phí nhỏ nhất.

Quan điểm thứ nhất là của nhà kinh tế học người Anh Adamsimith cho rằng

“hiệu quả kinh tế là kết quả trong hoạt động kinh tế, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”.

Nhà kinh tế học người Pháp Ogiephri cũng có quan điểm như vậy. ậ đây hiệu quả

được đồng nhất với chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh. Rõ ràng quan điểm này

khó giải thích kết quả sản xuất kinh doanh có thể dùng cho chi phí mở rộng sử dụng

các nguồn sản xuất, nếu cùng một mức kết quả với hai mức chi phí khác nhau thì

theo quan điểm này chúng đều có hiệu quả.

Quan điểm thứ hai cho rằng “hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ so sánh giữa phần

tăng thêm của chi phí”. Quan điểm này biểu hiện quan hệ so sánh tương đối giữa kết

quả và chi phí để đạt được kết quả đó. Quan điểm này có ưu điểm là bám sát được

mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không ngừng nâng cao đời sống vật

chất tinh thần cho người dân. Nhưng khó khăn ở đây là phương tiện để đo lường thể

hiện tư tưởng định hướng đó.

Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh tế được đo bằng kết quả hiệu số giữa kết

quả đạt được và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó. ưu điểm của quan điểm này là

nó phản ảnh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế. Nó đã gắn được hiệu

quả với toàn bộ chi phí, coi việc kinh doanh là sự phản ánh trình độ sử sự các chi

phí. Tuy nhiên, nó vẫn chưa biểu hiện được tương quan về chất và lượng giữa kết

quả và chi phí, chưa phản ánh hết mức độ chặt chẽ của mối quan hệ này. Để phản

ảnh được tình hình sử dụng các nguồn nhân lực thì cần phải cố định một trong 2 yếu

tố hoặc là kết quả hoạec là chi phí bỏ ra. Nhưng theo quan điểm của chủ nghĩa Mac-

Lênin thì các yếu tố này luôn biến động, vì vậy khi xem xét hiệu quả của một quá

trình kinh tế nào đó, phải xem xét trong trạng thái động.

Quan điểm thứ tư là của các nhà kinh tế học của chủ nghĩa Mac-Lênin cho

rằng: Hiệu quả kinh tế là mức độ thoả mãn yêu cầu của quy luật kinh tế cơ bản xã

hội chủ nghĩa. Quỹ tiêu dùng với tư cách là chi tiêu đại diện cho mức sống của mọi

người trong doanh nghiệp, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh. Quan điểm này

có ưu điểm là đã bám sát mục tiêu của nền sản xuất xã hội chủ nghĩa là không

ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Song khó khăn là

phương tiện đo lường thể hiện tư tưởng định hướng đó. Khía niệm quỹ tiêu dùng

được đề cập ở đây là một bộ phận của thu nhập quốc dân, bộ phận còn lại là tích

luỹ.

Từ các quan điểm trên cho thấy hiệu quả kinh doanh theo nghĩa rộng là một

phạm trù kinh tế phản ảnh những lợi ích đạt được từ hoạt động kinh doanh của các

doanh nghiệp. Như vậy cần phải định sự khác nhau và mối liên hệ giữa kết quả với

Bất kỳ một hoạt động của con người nào đó nói chung và trong kinh doanh

nói riêng đều mong muốn đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên kết quả đó

được tạo ra ở mức độ nào, với giá nào là vấn đề cần xem xét, vì nó phản ánh chất

lượng của hoạt động tạo ra kết quả. Mặt khác nhu cầu tiêu dùng của con người bao

giờ cũng lớn hơn khả năng tạo ra sản phẩm của mình. Chính vì vậy, người ta luôn

quan tâm làm sao với khả năng hiện tại có thể tạo ra được nhiều sản phẩm nhất. Vậy

nên khi đánh giá hoạt động kinh doanh tức là đánh giá chất lượng của hoạt động

kinh doanh tạo ra kết quả mà nó đạt được.

Như vậy bản chất của hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả của lao động xã hội,

được xác định bằng cách so sánh giữa chất lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu

được với lượng hao phí lao động xã hội. Do vậy thước đo hiệu quả là sự tiết kiệm

hao phí lao động xã hội. Và tiêu chuẩn của hiệu quả là tối đa hoá kết quả và tối thiểu

hoá chi phí dựa trên những điều kiện hiện có.