3. VAI TRÒ CỦA VỐN.VỐN ĐÓNG VAI TRÒ HẾT SỨC QUAN TRỌNG TRONG MỖI DOA...

1.3. Vai trò của vốn.

Vốn đóng vai trò hết sức quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Nó là cơ sở,

là tiền đề cho một doanh nghiệp bắt đầu khởi sự kinh doanh. Muốn đăng ký kinh

doanh, theo quy định của nhà nước, bất cứ doanh nghiệp nào cũng phải có đủ số

vốn pháp định theo từng ngành nghề kinh doanh của mình (vốn ở đây không chỉ

gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, mà nó còn là các tài sản thuộc sở hữu của các

chủ doanh nghiệp). Rồi để tiến hành sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải

thuê nhà xưởng, mua máy móc thiết bị, công nghệ, nguyên vật liệu, thuê lao

động... tất cả những điều kiện cần có để một doanh nghiệp có thể tiến hành và

duy trì những hoạt động cuả mình nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra.

Không chỉ có vậy, trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp, vốn là điều kiện để doanh nghiệp mở rộng sản xuất cả về chiều rộng và

chiều sâu, đổi mới máy móc thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cao

chất lượng sản phẩm, tăng việc làm, tăng thu nhập cho người lao động... cũng

như tổ chức bộ máy quản lý đầy đủ các chức năng. Từ đó nâng cao hiệu quả sản

xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị

trường.

Trong cơ chế thị trường hiện nay ở nước ta, thiếu vốn để phát triển sản

xuất kinh doanh đang là vấn đề bức xúc của các doanh nghiệp. Không chỉ ở cấp

vi mô, nhà nước ta đang rất thiếu các nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế.

Tiến tới hội nhập kinh tế, xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước trong khu

vực Đông Nam á là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước

trước sự vượt trội về vốn, công nghệ của các nước khác trong khu vực. Điều đó

càng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm cách huy động và sử dụng vốn

sao cho tiết kiệm và có hiệu quả nhất.

Hằng