CHỦ SỞ HỮU TÀI SẢN CÓ QUYỀN THỰC HIỆN NHỮNG BIỆN PHÁP NÀO ĐỂ BẢO VỆ...

8. Chủ sở hữu tài sản có quyền thực hiện những biện pháp nào để bảo vệ quyền sởhữu của mình?Trả lời:Chủ sở hữu được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu của mình, không ai cóthể bị hạn chế, bị tước đoạt trái pháp luật quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu. Bộluật dân sự quy định cụ thể các biện pháp để chủ sở hữu bảo vệ quyền sở hữu của mình(Điều 255), đó là, chủ sở hữu có quyền tự bảo vệ tài sản thuộc sở hữu của mình bằng nhữngbiện pháp theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu Toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyềnkhác buộc người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vicản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Cụ thể:- Quyền đòi lại tài sảnChủ sở hữu có quyền yêu cầu người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợivề tài sản không có căn cứ pháp luật đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của mình phải trả lạitài sản đó. Đòi lại tài sản là một trong các biện pháp bảo vệ quyền của chủ sở hữu, tuynhiên, trường hợp người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luậtnhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươinăm đối với bất động sản thì chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản.- Quyền yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu tài sảnKhi thực hiện quyền sở hữu tài sản của mình, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người cóhành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó. Nếu người có hành vi cản trở tráipháp luật không tự nguyện chấm dứt thì chủ sở hữu có quyền yêu cầu Toà án, cơ quan, tổchức có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm.- Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hạiChủ sở hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu tài sản củamình bồi thường thiệt hại trong trường hợp có thiệt hại xảy ra.