TRONG GIỜ THẢO LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM CỦA THANH NIÊN ĐỐI VỚI ĐẤT NƯỚC...

19. Trong giờ thảo luận về trách nhiệm của thanh niên đối với đất nước, Hải nói:Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của mọi công dân nam giới. Tuy nhiên,Hưng lại có ý kiến: Khi có chiến tranh thì mọi công dân phải có nghĩa vụ nhập ngũ đểbảo vệ Tổ quốc, còn trong thời bình thì việc nhập ngũ do sự tự nguyện của mỗi ngườikhông nên bắt buộc. Theo bạn ý kiến nào đúng ? Pháp luật quy định thế nào về việc thực hiện nghĩa vụquân sự của công dân.Trả lời: Hải nói đúng. Bảo vệ Tổ quốc vừa là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ của mọi côngdân. Công dân có trách nhiệm làm nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng quốc phòng toàndân không kể trong thời bình hay trong chiến tranh. Công dân nam giới, không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng tôn giáo,trình độ văn hoá, nghề nghiệp, nơi cư trú, có nghĩa vụ phục vụ tại ngũ trong Quân đội nhândân Việt Nam.Phụ nữ có chuyên môn cần cho quân đội, trong thời bình, phải đăng ký nghĩa vụ quânsự và được gọi huấn luyện; nếu tự nguyện thì có thể được phục vụ tại ngũ.Trong thời chiến theo quyết định của Chính phủ, phụ nữ được gọi nhập ngũ và đảmnhiệm công tác thích hợp.Luật Nghĩa vụ quân sự năm 1994 (sửa đổi, bổ sung năm 1998, 2004) quy định: Công dân nam giới đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; lứa tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổiđến hết 27 tuổi.Hàng năm, việc gọi công dân nhập ngũ được tiến hành từ một đến hai lần theo lệnh củaBộ trưởng Bộ quốc phòng.Người được gọi nhập ngũ phải có mặt đúng thời gian và địa điểm ghi trong lệnh gọinhập ngũ; nếu không thể đến đúng thời hạn thì phải có giấy chứng nhận của Uỷ ban nhândân cấp xã (nơi cư trú).Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan và binh sĩ là hai năm.Thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan chỉ huy, hạ sĩ quan và binh sĩchuyên môn kỹ thuật do Quân đội đào tạo, hạ sĩ quan và binh sĩ trên tầu hải quân là ba năm.Hạn tuổi phục vụ của hạ sĩ quan và binh sĩ ở ngạch dự bị được quy định như sau:Nam giới, đến hết 45 tuổi;Nữ giới, đến hết 40 tuổi.