CHÚ KHANG LÀ HÀNG XÓM NHÀ TUYẾT. BÉ BI, CON TRAI CỦA CHÚ KHANG VỪA...

2. Chú Khang là hàng xóm nhà Tuyết. Bé Bi, con trai của chú Khang vừa mới tròn2 tuổi. Tuyết thường hay sang chơi với bé Bi. Có một lần Tuyết nghe thấy bố mình hỏichú Khang: “Em đã đăng ký khai sinh cho cháu Bi chưa?” Chú Khang cười rồi trả lời:“ Em chưa anh ạ. Đợi đến lúc bé Bi đi học tiểu học thì đăng ký cũng được. Vội gì!” Hỏi: Trẻ em có quyền được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời không? Pháp luậtViệt Nam quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em như thế nào?Trả lời: Được đăng ký khai sinh ngay sau khi ra đời là một quyền cơ bản của trẻ em.Khoản 1, Điều 7 Công ước liên hợp quốc về quyền trẻ em ghi nhận rằng: "Trẻ em phảiđược đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từkhi chào đời…"Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 của Việt Nam đã khẳng địnhrằng: Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. Cha mẹ, người giám hộ có tráchnhiệm khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn; UBND cấp xã có trách nhiệm thực hiện đăng kýkhai sinh cho trẻ em, vận động cha mẹ, người giám hộ khai sinh cho trẻ em đúng thời hạn.Trẻ em của hộ nghèo không phải nộp lệ phí đăng ký khai sinh.Điều 14 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2005 của Chính phủ vềđăng ký và quản lý hộ tịch cũng quy định rõ : “Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày sinh con,cha, mẹ có trách nhiệm đi khai sinh cho con; nếu cha, mẹ không thể đi khai sinh, thì ông, bàhoặc những người thân thích khác đi khai sinh cho trẻ em”. Bé Bi đã tròn 2 tuổi mà chú Khang chưa đi đăng ký khai sinh cho bé là không đúng.Việc này có thể làm ảnh hưởng đến các quyền lợi khác trong tương lai của bé Bi.