ĐƯỜNG VÀO TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ CỦA XÃ SAU NHỮNG TRẬN MƯA LỚN RẤT...

18. Đường vào trường Trung học cơ sở của xã sau những trận mưa lớn rất lầy lội,học sinh đến trường khó khăn, vất vả, nhiều khi không an toàn. Tâm và các bạn cùnglớp bàn nhau cách sửa đường đến trường cho dễ đi. Bạn Xuân bảo phải tổ chức buổi laođộng tập thể cùng nhau gánh đất lấp ổ voi, ổ gà trên đường. Bạn Hải nêu ý kiến chúngmình nên làm đơn đề nghị xã sửa lại đường vào trường cho tốt hơn. Thấy thế, có bạnngạc nhiên nói : “Chúng mình là trẻ con làm sao đề nghị được. Không ai nghe đâu”.Theo bạn, trong trường hợp trên, học sinh có quyền được đề nghị với xã không ? Vìsao ?Trả lời:Việc tham gia góp ý xây dựng, sửa chữa đường xá và các cơ sở hạ tầng ở địa phươnglà một trong những cách thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội củacông dân.Quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân là một trong nhữngquyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Điều 53 Hiến pháp năm 1992 quy định: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhànước và xã hội, tham gia thảo luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghịvới cơ quan Nhà nước, biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”.Mọi công dân, kể cả trẻ em cũng có quyền phát biểu, đề đạt ý kiến, nguyện vọng củamình với chính quyền cơ sở và các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Cụ thể hóa quy định này của Hiến pháp, Điều 20 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dụctrẻ em quy định: Trẻ em có quyền được tiếp cận thông tin phù hợp với sự phát triển của trẻem, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng về những vấn đề mình quan tâm.