CHỦ SỞ HỮU KHÔNG CÓ QUYỀN ĐÒI LẠI TÀI SẢN TỪ SỰ CHIẾM HỮU CỦA CHỦ T...

2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang

có quyền khác đối với tài sản đó.

- Thêm quy định về việc đòi lại tài sản:

Điều 167. Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ người

chiếm hữu ngay tình

Điều 168. Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động

sản từ người chiếm hữu ngay tình

Quy định lại nội dung như sau:

Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở hữu từ

người chiếm hữu ngay tình trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được

động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định

đoạt tài sản; trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền

đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm

hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu.

Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động

sản từ người chiếm hữu ngay tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133 của

Bộ luật này.

Điều 169. Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc

thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu

cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền

yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành

vi vi phạm.

Thay cụm từ “quyền chiếm hữu hợp pháp” thành cụm từ “quyền khác đối với

tài sản”, các nội dung còn lại không thay đổi so với BLDS 2005.

Điều 170. Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có

hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

Thay cụm từ “người quyền chiếm hữu hợp pháp” thành cụm từ “chủ thể có

quyền khác đối với tài sản”,các nội dung còn lại không thay đổi so với BLDS 2005