PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG GIỜ DẠY

3. Giải pháp 3: Phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ dạy.

Giáo viên cần đặt học sinh vào tình huống có vấn đề bằng hệ thống câu hỏi từ

thấp đến cao như câu hỏi tái hiện, câu hỏi vận dụng, câu hỏi nhận xét và đánh

giá kết hợp với hình ảnh ,video… để lôi cuốn học sinh vào bài dạy tạo hứng thú,

phát huy tính sáng tạo, khả năng tư duy cho các em, giáo viên gợi cho học sinh

vận dụng những kiến thức đã được biết đến từ đến từ cấp Trung học cơ sở cùng

sự liên hệ từ đời sống thực tế để học sinh thấy được tính thực tiễn quan trọng

của tiết học đối với mỗi người.

Giáo viên tổ chức học sinh chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc tăng

cường cường kết hợp hình thức học tập cá thể với học tập hợp tác theo tổ (Tổ,

nhóm). Hoạt động độc lập giúp học sinh được bộc lộ, khẳng định ý kiến, qua đó

người học nâng cao lên một trình độ mới mới. Hoạt động hợp tác( Mỗi tổ 6 đến

8 người) làm tăng hiệu quả học tập, nhất là lúc phải giải quyết những vướng

mắc, vấn đề gây cấn, cấp thiết. Như vậy, thông qua hoạt động kiểu này sẽ giúp

học sinh làm quen dần với sự phân công hợp tác trong hoạt động xã hội