VỀ NĂNG LỰC TƯ DUY THEO ĐẶC TRƯNG BỘ MÔN CŨNG TỪ KHẢO SÁT THỰC TẾ C...

2- Về năng lực tư duy theo đặc trưng bộ môn Cũng từ khảo sát thực tế các lớp tôi dạy thì nhận thấy có một bộ phận học sinh đã biết tiếp nhận kiến thức một cách khoa học theo đặc trưng bộ môn.Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận học sinh chỉ tiếp thu một cách thụ động, không có những hoạt động tư duy tích cực lịch sử để tiếp nhận kiến thức. -Số liệu khảo sát về khả năng khai thác SGK và khai thác các tư liệu tham khảo phục vụ cho bài học ở hai lớp 10A3 và 10A4 thông qua bài kiểm tra 15 như sau: Đề bài: So sánh sự khác nhau trong chính sách thực hiện giữa Vương triều Hồi giáo Đêli và Vương triều Ấn Độ Môgôn ? Kết quả bài kiểm tra như sau: Lớp Sĩ số Điểm 9-10 Điểm 7-8 Điểm 5-6 Điểm dưới 5 10A3 43 3 12 22 6 10A4 43 1 10 23 9 Số liệu cho thấy việc khai thác kiến thức SGK và các kiến thức tham khảo của lớp 10A3 tốt hơn so với 10A4, tuy nhiên kết quả trên còn tương đối hạn chế do năng lực tự học của học sinh chưa cao. Trang 2/15

B – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

TÊN ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BÀI GIẢNG: “PHONG TRÀO TÂY SƠN VÀ SỰ NGHIỆP THỐNG NHẤT ĐẤT NƯỚC CUỐI THẾ KỈ XVIII” THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH I-TÁC DỤNG, Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ. - Dạy học định hướng năng lực lựa chọn những nội dung lịch sử nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Mỗi đơn vị kiến thức trong giờ học , học sinh được tiếp cận ở nhiều mức độ khác nhau đó là: Trong tình huống có vấn đề mà giáo viên đặt ra đầu giờ học, trong hoạt động hình thành kiến thức, trong hoạt động luyện tập và trong hoạt động vận dụng những kiến thức đó để giải quyết các vấn đề có liên quan. -Dạy học định hướng năng lực phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng học sinh, khắc phục được tình trạng học một cách “thụ động. -Bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh -Nâng cao chất lượng toàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong công nghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội -Hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. II. XÁC ĐỊNH CÁC NĂNG LỰC HỌC SINH CẦN ĐẠT CỦA MÔN LỊCH SỬ CẤP THPT