BÀI 38. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT, VẬT LÍ 10.- CHẤT LỎNG KHI ĐƯỢC ĐU...

2. Cơ sở thực tiễn:

- Đặc thù bộ môn Hóa học là lượng kiến thức lý thuyết nhiều, rộng, nhiều dạng bài

tập, chương trình thi cũng rộng, trong khi đó HS THCS chưa chú trọng môn học này

nên khi các em lên THPT kiến thức Hóa học con rất yếu, khả năng tự tìm hiểu, phát

hiện và giải quyết vấn đề của HS rất yếu, do vậy các GV khi dạy thường ôm kiến thức,

muốn dạy cho HS biết thật nhiều nên thường sa vào truyền thụ kiến thức. Bên cạnh đó,

đội ngũ giáo viên hiện nay chủ yếu được đào tạo theo chương trình sư phạm đơn môn,

chưa được trang bị về cơ sở lý luận dạy học tích hợp liên môn một cách chính thống,

khoa học nên khi thực hiện thì phần lớn là do giáo viên tự mày mo, tự tìm hiểu không

tránh khỏi việc hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về mục đích, ý nghĩa cũng như cách thức

tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Phần lớn giáo viên đã quen với việc dạy học đơn

môn là chính nên giáo viên các môn “liên quan” ít có sự trao đổi chuyên môn do vậy

khi dạy học tích hợp liên môn chưa có sự thống nhất về nội dung, phương pháp, thời

gian tổ chức các nội dung, chủ đề dạy học tích hợp liên môn của các môn “liên quan”;

do chương trình giáo dục đã trải qua nhiều lần cải cách nên nhiều giáo viên khác

môn chưa thực sự nắm rõ về cấu trúc chương trình, chưa cập nhật kịp thời những kiến

thức mới và chưa được trang bị về “phương pháp sư phạm” đặc trưng của các môn học

“liên quan” nên cho dù đã xác định được kiến thức, mức độ cần liên môn ở mỗi nội

dung, chủ đề thì việc lựa chọn phương pháp tổ chức đôi khi con chưa phù hợp, thậm

chí không mang lại hiệu quả. Do đó khi tiến hành dạy học tích hợp liên môn kết quả

đạt được mới ở mức tích hợp; chưa tận dụng, phát huy được việc vận dụng kiến thức ở

các môn “liên quan” làm công cụ hỗ trợ cho quá trình dạy học bộ môn, chưa phát huy

được sức mạnh tổng hợp của các môn “liên quan” trong dạy học các chủ đề tích hợp

liên môn và cũng chưa thực sự giảm tải được… Dạy học theo chủ đề tích hợp, liên

môn đoi hỏi giáo viên phải có năng lực trong tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và

sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp,

trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực

hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

- Phần lớn GV và HS con ngại tổ chức các hoạt động thực hành, các hoạt động trải

nghiệm và khảo sát thực tiễn nên hay dạy chay, vì vậy HS nắm bắt kiến thức một cách

máy móc theo SGK.

- Phần lớn HS vẫn con học và nắm bắt kiến thức theo hướng thụ động, chưa có

thói quen và khả năng quan sát, phát hiện và giải quyết các vấn đề. Chưa chủ động, tự

giác và tích cực.

- Điều kiện của giáo viên, nhà trường, gia đình HS, địa phương con nhiều khó

khăn, hạn chế trong việc tổ chức các HĐ TNST; các hoạt động trải nghiệm và khảo sát

thực tiễn cho HS để HS có cơ hội tham quan các cơ sở trong thực tiễn.

- Sách giáo khoa hiện nay được viết theo kiểu đơn môn, nên đôi khi con có sự

chồng chéo, thiếu tính đồng bộ về kiến thức giữa các môn học “liên quan”, giữa các

cấp học, các lớp học, nên khi tiến hành xác định được các nội dung tích hợp liên môn

nhưng thực hiện không có hiệu quả cao. Nội dung chương trình SGK con nặng về kiến

thức khoa học, có phần kiến thức con mang tính hàn lâm, ít các kiến thức thực tiễn, ít

các hướng dẫn HS vận dụng vào thực tiễn nên tạo không ít khó khăn cho GV và HS

trong quá trình tổ chức các hoạt động dạy học sao cho phù hợp với xu thế hiện nay.

Hiện nay, việc giao quyền chủ động xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường,

chủ động xây dựng nội dung dạy học, PPCT phù hợp với địa phương và tập huấn giáo

viên về các phương pháp dạy học tích cực đã tạo nhiều thuận lợi cho nhà trường và

giáo viên dạy kiến thức liên môn hướng tới mục tiêu tích hợp. Nhiều giáo viên đã thực

hiện tốt việc dạy học theo chủ đề tích hợp, liên môn, thể hiện qua kết quả Cuộc thi dạy

học theo chủ đề tích hợp liên môn dành cho giáo viên trung học mà Bộ GD-ĐT tổ

chức trong những năm qua. Cũng như việc khuyến khích sự sáng tạo, chủ động trong

việc tổ chức các hoạt động dạy học thông qua các HĐ TNST, thông qua tổ chức các

hoạt động trải nghệm và khảo sát thực tiễn đã tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS tổ

chức các hoạt động dạy học tích cực hơn.

Đề nâng cao hiệu quả công tác dạy học Hóa học và tạo hứng thú học tập cho HS

cũng như gắn kiến thức dạy học vào thực tiễn tôi mạnh dạn trình bày đề tài: " DẠY BÀI

ANCOL, HÓA HỌC 11 THEO HƯỚNG VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN, GẮN VỚI

THỰC TIỄN

Trong đề tài này tôi trình bày cụ thể về vận dụng kiến thức một số môn học khác

có liên quan đến bài học và những kiến thức thực tiễn quan sát được từ hoạt động trải

nghiệm, khảo sát thực tiễn để nghiên cứu bài học “Ancol” và vận dụng kiến thức hóa

học về “Ancol” vào quan sát và giải quyết vấn đề thực tiễn.

Trong phạm vi của đề tài tôi trình bày với mong muốn góp phần tạo ra và phát

triển phương pháp dạy học Hóa học hiệu quả hơn qua các bài giảng hóa học.