BÀI 38. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT, VẬT LÍ 10.- CHẤT LỎNG KHI ĐƯỢC ĐU...

1.1. Tìm hiểu về phương pháp, xu hướng dạy học theo hướng tích hợp liên

môn và dạy học qua hoạt động trải nghiệm, khảo sát thực tiễn:

- Tiếp thu tinh thần Nghị quyết 29/NQ-TW với mục tiêu thay đổi “phương pháp

dạy học từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hướng dẫn định hướng phát triển năng

lực nhận thức học sinh”, đang đặt ra thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên ở trường

phổ thông. Theo đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, dạy học tích hợp là định

hướng về nội dung và phương pháp dạy học, trong đó giáo viên tổ chức hướng dẫn để

học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau

nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kỹ

năng mới, phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề

trong học tập và thực tiễn cuộc sống, nhằm đào tạo những con người có năng lực phát

triển và giải quyết các vấn đề đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế - xã hội thời kỳ hội

nhập. Hóa học đôi khi được gọi là “khoa học trung tâm” vì nó là cầu nối các ngành

khoa học khác: Vật lí, Địa lí, Sinh học, và GDCD. Do vậy dạy học theo hướng tích

hợp liên môn cũng là một trong những vấn đề nên được quan tâm trong giảng dạy Hóa

học.

- Trong dạy học tích hợp liên môn các môn khoa học tự nhiên người ta đưa ra 3

mức độ tích hợp như sau:

+ Lồng ghép: Đó là đưa các nội dung gắn với thực tiễn, gắn với xã hội, gắn với

các môn học khác vào dong chảy chủ đạo của nội dung bài học của một môn học. Ở

mức độ lồng ghép, các môn học này vẫn dạy riêng rẽ.

+ Vận dụng kiến thức liên môn: Ở mức độ này, hoạt động học diễn ra xung quanh

các chủ đề, ở đó người học cần đến kiến thức các kiến thức của nhiều môn học để giải

quyết vấn đề đặt ra. Các chủ đề khi đó được gọi là các chủ đề hội tụ.

+ Hoa trộn: Đây là mức độ cao nhất của dạy học tích hợp liên môn. Ở mức độ này,

tiến trình dạy học là tiến trình “không môn học”, có nghĩa, nội dung kiến thức trong

bài học không thuộc riêng về một môn học nhưng lại thuộc về nhiều môn học khác

nhau, do đó các nội dung thuộc chủ đề tích hợp sẽ không cần dạy ở các môn học riêng

rẽ.

- Hóa học là môn học gắn liền với đời sống thực tiễn, các phản ứng hóa học xảy ra

trong đời sống hàng ngày. Do vậy, để đáp ứng yêu cầu giáo dục hiện nay, GD không

chỉ truyền đạt kiến thức cho HS mà con giúp HS có khả năng vận dụng kiến thức vào

quan sát, giải quyết các vấn đề thực tiễn xẩy ra trong cuộc sống. Đồng thời là nguồn, là

cơ sở phát huy tính sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người.

Để đạt được mục đích của đổi mới dạy học bộ môn Hóa học trong trường PT thì

GV dạy hóa học là nhân tố tham gia quyết định chất lượng. Do vậy, ngoài những hiểu

biết kiến thức hóa học, người GV dạy hóa con phải có phương pháp truyền đạt thu hút,

gây hứng thú khi lĩnh hội kiến thức hóa học của HS và phương pháp tổ chức các hoạt

động dạy học làm sao để mang tính GD cao, bên cạnh đó cần hướng dẫn và tổ chức

làm sao HS có khả năng quan sát, phát hiện và giải quyết các vấn đề xảy ra xung

quanh.

Ngoài nghiên cứu về phương pháp dạy học theo hướng tích hợp liên môn và tổ

chức dạy học qua hoạt động trải nghiệm, khảo sát thực tiễn; sử dụng thí nghiệm thực

hành; tôi con nghiên cứu về các kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ thuật các mảnh ghép,

kĩ thuật khăn trải bàn để vận dụng linh hoạt vào tiết dạy nhằm làm cho tiết dạy đạt

hiệu quả cao hơn.