DỰA VÀO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG

8. Dựa vào mục đích sử dụng:

• Bài tập dùng kiểm tra đầu giờ

• Bài tập dùng củng cố kiến thức

• Bài tập dùng ôn tập, ôn luyện, tổng kết

• Bài tập dùng bồi dưỡng học sinh giỏi

• Bài tập dùng phụ đạo học sinh yếu,…

Mỗi cách phân loại có những ưu và nhược điểm riêng của nó, tùy mỗi trường hợp cụ thể mà giáo

viên sử dụng hệ thống phân loại này hay hệ thống phân loại khác hay kết hợp các cách phân loại nhằm

phát huy hết ưu điểm của nó.

Thường giáo viên sử dụng bài tập theo hướng phân loại sau:

Bài tập giáo khoa:

Thường dưới dạng câu hỏi và không tính toán nhằm làm chính xác khái niệm; củng cố, hệ thống

hóa kiến thức; vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Các dạng hay gặp: viết phương trình phản ứng, hoàn thành chuỗi phản ứng, nhận biết, điều chế,

tách chất, giải thích hiện tượng, bài tập về tính chất hóa học các chất, …

Có thể phân thành 2 loại :

+ Bài tập lý thuyết (củng cố lý thuyết đã học)

+ Bài tập thực nghiệm : vừa củng cố lý thuyết vừa rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo thực hành, có ý

nghĩa lớn trong việc gắn liền lý thuyết với thực hành.

Bài tập toán:

Là những bài tập gắn liền với tính toán, thao tác trên các số liệu để tìm được số liệu khác, bao hàm

2 tính chất toán học và hóa học trong bài.

Tính chất hóa học: dùng ngôn ngữ hóa học & kiến thức hóa học mới giải được (như vừa đủ, hoàn

toàn, khan, hidrocacbon no, không no, …) và các phương trình phản ứng xảy ra.

Tính chất toán học: dùng phép tính đại số , qui tắc tam suất, giải hệ phương trình, …

Hóa học là một môn khoa học tự nhiên, tất yếu không tránh khỏi việc liên môi với toán, lý, đặc

điểm này cũng góp phần phát triển tư duy logic cho học sinh. Hiện nay, hầu hết các bài tập tóa hóa

đánh nhấn việc rèn luyện tư duy hóa học cho học sinh, giảm dần thuật toán.