ĐẢNG TA KHẲNG ĐỊNH

6. Đảng ta khẳng định: “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải

xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”. Hãy chỉ ra và phân

tích cơ sở triết học của khẳng định đó.

Ở Việt Nam, do bệnh chủ quan, duy ý chí, lối suy nghĩ & hành động giản

đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo tưởng đã xuất hiện trước Đổi

mới có nguyên nhân và gây ra tác hại lớn.

Xuất phát từ hiện thực khách quan của nước ta yếu kém về năng lực tư

duy, lạc hậu về lý luận, ít kinh nghiệm trong xây dựng và quản lý đất nước;

Đồng thời do sai lầm ấu trĩ “tả” khuynh, xảy ra trong một điều kiện lịch sử rất

đặc biệt của dân tộc ta (Biết phát huy tối đa sức mạnh tinh thần, khao khát thoát

ra khỏi cuộc sống lầm than, nô lệ...) nhưng lại không xuất phát từ hiện thực, bất

chấp quy luật, coi thường tri thức KH,… Nên tạo ra những chính sách sai lầm,

gây ra những hậu quả về nhiều mặt (kinh tế, xã hội…) rất nghiêm trọng & kéo

dài.

Để có thể khắc phục triệt để chủ nghĩa chủ quan phải quán triệt thực hiện

nguyên tắc khách quan. Vì nguyên tắc khách quan là nguyên tắc đầu tiên của tư

duy biện chứng, Vận dụng nguyên tắc khách quan kết hợp với chủ quan trong

hoạt động nhận thức sẽ tránh được những sai lầm trong chính sách phát triển đất

nước.

Trên cơ sở quy luật khách quan đó, Đảng ta khẳng định “Mọi đường lối

chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan”.

Để làm được điều đó Phải tôn trọng hiện thực kh.quan, tôn trọng vai trò quyết

định của VC, tức:

Xuất phát của hiện thực kh.quan của đất nước, của thời đại để hoạch định

chiến lược, sách lược phát triển đất nước;

Biết tìm kiếm, khai thác, tổ chức những lực lượng vật chất (cá nhân –

cộng đồng, kinh tế – quân sự, trong nước – ngoài nước, quá khứ – tương lai,…)

để hiện thực hóa chúng.

Coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng; Coi đại đoàn kết toàn dân

tộc là động lực chủ yếu phát triển đất nước. Biết kết hợp hài hòa các dạng lợi ích

khác nhau (kinh tế, chính trị, tinh thần,...; cá nhân, tập thể, xã hội) thành động

lực thúc đẩy công cuộc đổi mới

Đồng thời phải phát huy tính năng động, sáng tạo của YT, ph.huy vai trò

của các yếu tố chủ quan (t.thức, t.cảm, ý chí, lý trí,...), tức ph.huy vai trò nhân tố

CN trong h.động nhận thức & thực tiễn cải tạo đất nước. Cụ thể:

Coi sự thống nhất nhiệt tình CM & tri thức KH là động lực tinh thần thúc

đẩy công cuộc Đổi mới; Chống lại thái độ thụ động, ỷ lại, bảo thủ trì trệ; Bồi

dưỡng nhiệt tình, phẩm chất cách mạng; Khơi dậy lòng yêu nước, ý chí quật

cường, tài trí người Việt Nam,…

Coi trọng công tác tư tưởng, đẩy mạnh giáo dục tư tưởng (chủ nghĩa

Mác–Lênin, tư tưởng HCM); Nâng cao và đổi mới tư duy lý luận (về CNXH &

con đường đi lên CNXH);

Phổ biến tri thức KH cho cán bộ, đảng viên, nhân dân.

Kiên quyết khắc phục & ngăn ngừa tái diễn bệnh chủ quan, duy ý chí, lối

suy nghĩ, hành động giản đơn, nóng vội chạy theo nguyện vọng chủ quan ảo

tưởng; bất chấp quy luật khách quan