CÂU 13.PHÂN TÍCH NỘI DUNG LÝ LUẬN VÀ NHỮNG YÊU CẦU PHƯƠNG PHÁPLUẬN CỦA...

15.Giải thích câu nói của V.I.Lênin: “Có thể định nghĩa vắn tắt phép

biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của các mặt đối lập. Như thế là

nắm được hạt nhân của phép biện chứng, nhưng điều đó đòi hỏi phải có

những sự giải thích và một sự phát triển thêm”.

Vì vấn đề cơ bản nhất, quan trọng nhất của phép biện chứng là “cái gì là nguồn

gốc của mọi sự vận động và phát triển của xã hội, cái gì là cái cốt lõi cơ bản của

phép biện chứng”, và phép biện chứng đã trả lời đó chính là sự thống nhất và

đấu tranh giữa các mặt đối lập (tức là mâu thuẫn) -> nên ở đây nó đã giải

quyết được cái nền tảng, cơ bản nhất của phép BC. Tuy nhiên điều đó chỉ mới

nói được 1 mặt thôi, chưa đủ và phải giải thích thêm: nó mới nói được nguồn

gốc, động lực nhưng chưa nói cách thức của sự phát triển, là lượng đổi chất đổi

và ngược lại, ta phải bổ sung thêm; xu hướng xu thế khối óc của thực tiễn đó là

quy luật phủ định mình chưa được nói nên phải bổ sung.

- Thứ 2, ở đây chỉ mới nói sự thống nhất của các mặt đối lập, thống nhất

thôi thì chưa đủ. Thống nhất phải gắn liền với đấu tranh, và thống nhất đấu

tranh phải gắn liền với chuyển hóa của các mặt đối lập, phải giải quyết mâu

thuẫn, và phải nói thêm những mâu thuẫn khác nhau thì có vai trò không

giống nhau.

- Thứ 3, phép BC thực chất là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự

phát triển, gồm 2 nguyên lý, 3 quy luật và 6 cặp phạm trù. Và ở đây nếu chỉ

dừng ở 3 quy luật thì chưa đầy đủ, mà phải làm rõ 6 cặp phạm trù, mà mỗi cặp

phạm trù thực chất là sự thống nhất và đấu tranh chuyển hóa giữa các mặt đối

lập, cái riêng cái chung, nguyên nhân kết quả, bản chất hiện tượng, … đều có

đối lập.

Vì vậy, Lenin đã nói “phép biện chứng là học thuyết về sự thống nhất của

các mặt đối lập” là chỉ nắm được hạt nhân của phép biện chứng.

Mặt khác, để hiểu thêm về phép biện chứng: không những hiểu 1 quy luật

mà 3 quy luật, không những hiểu mâu thuẫn là sự thống nhất mà phải hiểu đấu

tranh, chuyển hóa giữa các mặt đối lập và phân loại mâu thuẫn, ko chỉ hiểu phép

biện chứng có 3 quy luật mà còn 6 cặp phạm trù, như thế mới là hiểu đầy đủ

hơn.

Ngoài ra, do bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng tồn tại mâu thuẫn, nhưng

muốn phát hiện ra được mâu thuẫn thì phải tìm ra những mặt những khuynh

hướng trái ngược nhau tức là tìm ra mặt đối lập, đồng thời tìm ra mối liên hệ tác

động lẫn nhau giữa các mặt đối lập đó. Khi phân tích mâu thuẫn, phải xem xét

quá trình phát sinh, phát triển của từng mâu thuẫn, phải xem xét vị trí vai trò và

mối quan hệ lẫn nhau của các mâu thuẫn. Đồng thời phải xem xét quá trình phát

sinh, phát triển và vị trí của từng mặt đối lập, mối quan hệ tác động qua lại giữa

chúng, điều kiện chuyển hoá lẫn nhau giữa chúng có như thế chúng ta mới hiểu

đầy đủ đúng đắn về bản thân sự vật hiện tượng, đúng sự vận động phát triển và

điều kiện để giải quyết mâu thuẫn như thế nào.