PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA TỒN TẠI XÃ HỘI VÀ ÝTHỨC...

Câu 32. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý

thức xã hội và rút ra những ý nghĩa về mặt phương pháp luận?

Khái niệm tồn tại xã hội: tồn tại xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ

toàn bộ đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội. Kết cấu của

tồn tại xã hội: phương thức sản xuất vật chất, môi trường tự nhiên và điều kiện

dân số trong đó phương thức sản xuất vật chất là yếu tố cơ bản nhất.

Khái niện ý thức xã hội: ý thức xã hội là phạm trù triết học dùng để chỉ

toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội. Nó bao gồm những quan điểm, tư tưởng,

lý luận cùng những tình cảm, xúc cảm, kinh nghiệm, truyền thống… của cộng

đồng xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. Kết cấu của ý thức xã hội

theo trình độ phản ánh thức xã hội: ý thức xã hội thông thường và ý thức lý

luận.

Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:

Tồn tại xã hội có vai trò quyết định đối với ý thức xã hội thể hiện ở các

mặt sau:

Tồn tại xã hội quyết định nguồn gốc, bản chất của ý thức xã hội. Tồn tại

xã hội khách quan ở bên ngoài và độc lập với ý thức của mỗi con người

nói riêng và ý thức xã hội nói chung. Ý thức của mỗi con người nói riêng

và ý thức xã hội nói chung là cái phản ánh tồn tại xã hội.

Tồn tại xã hội quyết định nội dung, tính chất của ý thức xã hội và xét đến

cùng nó quy định cả khuynh hướng vận động phát triển của xã hội.

Tồn tại xã hội quyết định sự biến đổi của ý thức xã hội. Khi tồn tại xã hội

thay đổi thì ý thức xã hội sớm muộn cũng sẽ thay đổi theo.

Phương thức sản xuất vật chất quyết định phương thức sản xuất đời sống

tinh thần của xã hội.

Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những điểm sau:

Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội: Khi một xã hội cũ đã

mất đi thậm chí mất đi từ rất lâu rồi, nhưng ý thức xã hội do nó sinh ra

vẫn còn tồn tại dai dảng và khi xã hội mới ra đời thì ý thức xã hội mới

chưa ra đời hoàn chỉnh ngay để phản ánh tồn tại xã hội mới đó. Sở dĩ ý

thức xã hội thương lạc hậu so với tồn tại xã hội là do các nguyên nhân

sau: Thứ nhất, tồn tại xã hội biến đổi thường diễn ra với tốc độ nhanh mà

ý thức xã hội có thể phản ánh không kịp và trở nên lạc hậu. Thứ hai, sức

mạnh của truyền thống, thói quen, tập quán được tạo ra qua nhiều thế hệ

có một sức ỳ ghê gớm. Thứ ba, ý thức xã hội luôn găn với lợi ích của

những nhóm tập đoàn người, giai cấp nhất định trong xã hội vì vậy những

tư tưởng cũ, lạc hậu vẫn được các giai cấp, lực lượng xã hội phản tiến bộ

tìm cách lưu giữ truyền bá.

Ý thức xã hội có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội: trong những điều

kiện nhất định tư tưởng tiến bộ và tư tưởng khoa học tiến tiến có thể phản

ánh vượt trước sự phát triển của tồn tại xã hội, có thể hướng dẫn, tổ chức,

chỉ đạo cho hoạt động của con người. Khi thừa nhận tư tưởng tiên tiến có

thể phản ánh vượt trước so với sự phát triển của tồn tại xã hội điều đó

không có nghĩa là ý thức xã hội không còn bị tồn tại xã hội quyết định nữa

mà chứng tỏ rằng tính tích cực sáng tạo của ý thức xã hội đã phản ánh

được chính xác, sâu sắc quy luật phát triển khách quan của tồn tại xã hội.

Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của mình: Tất cả các hình

thái ý thức xã hội cụ thể này, một mặt đều phản ánh tồn tại xã hội trực

tiếp, mặt khác đều có tính kế thừa trong sự phát triển của nó. Ở trong các

xã hội có giai cấp, tính chất kế thừa của ý thức xã hội thường gắn với tính

chất giái cấp của nó.

Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội: Khi phản ánh tồn tại

xã hội các hình thái ý thức xã hội không vận động một cách tách biệt mà

giữa chúng luôn có sự tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau, xâm nhập vào

nhau và cùng tác động trở lại tồn tại xã hội.

Vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội:

Ý thức xã hội lại có tính độc lập tương đối và có vai trò tác động tích cực

trở lại đối với tồn tại xã hội. Nó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển của

tồn tại xã hội.