CÂU 29. VẬN DỤNG HỌC THUYẾT HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI VÀO SỰ NGHIỆPXÂ...

210.

Khái niệm tồn tại xã hội: Tồn tại xã hồi là phạm trù triết học dùng để chỉ

toàn bộ đời sống vật chất và điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

- Trong những quan hệ xã hội vật chất có hai loại quan hệ cơ bản: quan hệ

giữa người với tự nhiên và quan hệ vật chất giữa người với người. Nghiên cứu

tồn tại xã hội là nghiên cứu đới sống vật chất của xã hội và những quan hệ vật

chất giữa người với người trước hết và chủ yếu là lao động đời sống của con

người trong sản xuất, lưu thông, phân phối và tiêu dùng của cải vật chất, để đáp

ứng các nhu cầu vật chất của con người như ăn, mặc, ở , đi lại, học hành, chữa

bệnh, v.v.. Đây là quá trình duy trì sự tồn tại của các cá thể người, đồng thời tái

sản xuất và không ngừng mở rộng quan hệ vật chất của xã hội. Khi nói về vấn

đề này, V.I.Lênin viết “Việc anh sống, anh hoạt động kinh tế, anh sinh con đẻ cái

và anh chế tạo ra các sản phẩm, anh trao đồi sản phầm, làm nảy sinh ra một

chuỗi tất yếu khách quan gồm những biến cố, những sự phát triển, không phụ

thuộc vào ý thức xã hội của anh và ý thức này không bao quát được toàn vẹn cái

chuỗi đó”.

- Như vậy, phạm trù tồn tại xã hội bao quát toàn bộ hoạt động vật chất,

các quan hệ vật chất và những điều kiện sinh hoạt vật chất của xã hội.

* Kết cấu của tồn tại xã hội: Tồn tại xã hội bao gồm các yếu tố cơ bản:

Phương thức sản xuất vật chất

Môi trường tự nhiên của đời sống xã hội (địa quyển, thạch quyển, khí

quyển, thủy quyển, sinh quyển...trí quyển)

Điều kiện dân sổ (số lượng, chất lượng, mật độ tăng giảm,... dân số)

Trong đó, PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT VẬT CHẤT là yếu tố cơ bản

nhất, giữ vai trò quyết định nhất đối với tồn tại xã hội và sự phát triển ý thức xã

hội.

Bởi vì phương thức sản xuất là cách thức con người thực hiện quá trình

sản xuất vật chất ở những giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội loài người. Mỗi

xã hội được đặc trưng bằng một phương thức sản xuất nhất định. Sự thay đổi kế

tiếp nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển

của xã hội loài người từ thấp đến cao.