TẠI SAO NÓI SẢN XUẤT VẬT CHẤT LÀ NHÂN TỐ QUYẾT ĐỊNH SỰ TỒN TẠIVÀ PHÁT...

Câu 23: Tại sao nói sản xuất vật chất là nhân tố quyết định sự tồn tại

và phát triển của xã hội. Từ đó rút ra ý nghĩa phương pháp luận gì?

Sản xuất vật chất là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác

động vào tự nhiên, cải biến các dạng vật chất của giới tự nhiên nhằm tạo ra của

cải vật chất thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển con người.

Vai trò của sản xuất vật chất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội:

Xã hội là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người, do vậy

xã hội muốn tồn tại và phát triển trước hết phải có những con người tồn tại, phát

triển-tức là phải có những con người sống và hoạt động.

Con người muốn sống phải có ăn, mặc, ở, đi lại,… Những vật phẩm để

đáp ứng nhu cầu đó lại không có sẵn trong thế giới. Muốn có con người phải lao

động SXVC trên cơ sở ấy, con người sáng tạo ra những điều kiện sinh hoạt cho

bản thân mình và cho xã hội. Đó là việc làm thường xuyên liên tục và tất yếu

của con người. Mặt khác, trong quá trình tồn tại và phát triển, con người không

thỏa mãn với những gì đã sẵn có trong tự nhiên. Trong quá trình tác động vào tự

nhiên, con người luôn tiến hành sxvc nhằm tạo ra các tư liệu sinh hoạt để đáp

ứng với nhu cầu luôn phát triển của mình. Bằng việc “sản xuất ra các tư liệu sinh

hoạt của mình, như thế con người đã gián tiếp sản xuất ra chính đời sống vật

chất của mình”. Trong quá trình sản xuất của cải vật chất cho xã hội, con người

đồng thời sáng tạo ra toàn bộ các mặt của đời sống xã hội. Vì hoạt động SXVC

đạt hiệu quả cao, ngoài mối quan hệ với tự nhiên con người còn sáng tạo, xây

dựng các mối quan hệ với nhau, các quan hệ đó dựa trên trình độ sản xuất vật

chất. Tất cả các quan hệ xã hội về nhà nước, pháp quyền, đạo đức, nghệ thuật,

tôn giáo… đều hình thành biến đổi trên nền tảng sản xuất xã hội.

Thông qua quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến

đổi tự nhiên, biến đổi xã hội, đòng thời làm biến đổi chính bản thân mình. Sản

xuất vật chất dù xét dưới góc độ nào trong lịch sử vẫn là cơ sở, nền tảng cho sự

tồn tại và phát triển của xã hội.

Ý nghĩa phương pháp luận:

Trong quá trình sản xuất vật chất, con người không ngừng làm biến đổi tự

nhiên, biến đổi xã hội, đồng thời làm biến đổi bản thân mình. Sản xuất vật chất

không ngừng phát triển. Sự phát triển của sản xuất vật chất quyết định sự biến

đổi, phát triển các mặt của đời sống xã hội, quyết định phát triển xã hội từ thấp

đến cao. Như vậy, sự vận động, phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, suy đến

cùng có nguyên nhân từ tình trạng phát triển của nền sản xuất của xã hội. Do đó,

để giải thích và giải quyết đúng đắn các vấn đề của đời sống xã hội thì cần phải

tìm nguyên nhân cuối cùng của nó từ thực trạng phát triển của nền sản xuất vật

chất của xã hội đó mà căn bản là từ trình độ phát triển phương thức sản xuất của

nó.