CÂU 39. TRÍ NHỚ LÀ GÌ

2/ Quá trình giữ gìn:

Quá trình giữ gìn là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết hình thành

trên vỏ não trong quá trình ghi nhớ.

Nếu không có sự giữ gìn thì không thể nhớ bền, nhớ chính xác được.

Có hai hình thức giữ gìn là tiêu cực và tích cực.

a) Giữ gìn tiêu cực:

Giữ gìn tiêu cực là sự giữ gìn dựa trên sự tái hiện lặp đi lặp lại nhiều lần một

cách giản đơn tài liệu cần ghi nhớ thông qua các mối liên hệ bề ngoài giữa các

phần tài liệu nhớ đó.

Ví dụ như luyện tập nhiều lần các động tác thể dục để nhớ nó.

b) Giữ gìn tích cực:

Giữ gìn tích cực là sự giữ gìn được thực hiện bằng cách tái hiện trong đầu tài

liệu đã ghi nhớ mà không cần phải tri giác tài liệu đó.

Ví dụ như một người giữ gìn hình ảnh của cha mẹ trong đầu.

c) Cách thực hiện quá trình giữ gìn tốt:

Cần phải chủ động ôn tập một cách tích cực theo các trình tự logic của việc

tái hiện. Đồng thời, phải ôn tập ngay, không để lâu sau khi ghi nhớ; phải ôn tập xen

kẽ, không nên ôn tập liên tục một tài liệu; ôn tập có nghỉ ngơi, không nên ôn tập

trong một thời gian dài; ôn tập phải đi kèm sự thay đổi thường xuyên hình thức,

phương pháp ôn tập.