CÂU 39. TRÍ NHỚ LÀ GÌ

1/ Sự ghi nhớ:

Quá trình ghi nhớ là giai đoạn đầu tiên của hoạt động nhớ, là quá trình tạo

nên dấu vết “ấn tượng” của đối tượng trên vỏ não, đồng thời cũng là quá trình gắn

đối tượng đó với những kiến thức đã có, hình thành mối liên hệ giữa các tài liệu

mới với nhau.

Quá trình ghi nhớ rất cần thiết để tiếp thu tri thức, tích luỹ kinh nghiệm.

Hiệu quả ghi nhớ phụ thuộc chủ yếu vào động cơ, mục đích, phương thức hành

động của cá nhân.

Căn cứ vào mục đích ghi nhớ người ta chia ghi nhớ thành hai loại: ghi nhớ

chủ đinh và ghi nhớ không chủ định.

a) Ghi nhớ không chủ định:

Ghi nhớ không chủ định là sự ghi nhớ không có mục đích đặt ra từ trước,

không đòi hỏi phải nỗ lực ý chí hoặc không dùng một thủ thuật nào để ghi nhớ, tài

liệu được nhớ một cách tự nhiên.

Nhưng không phải mọi sự kiện đều được ghi nhớ một cách không chủ định

như nhau. Mức độ ghi nhớ phụ thuộc vào sự hấp dẫn của nội dung tài liệu, nội

dung tài liệu mà có khả năng tạo ra sự tập trung chú ý cao độ hay một xúc cảm

mạnh mẽ thì sự ghi nhớ sẽ đạt hiệu quả cao. Ví dụ như khi nghe một bài hát hay, ta

yêu thích bài hát đó, ta hát theo các ca từ có trong bài hát mà không chủ định học

thuộc nó từ trước.

b) Ghi nhớ có chủ định:

Ghi nhớ có chủ định là loại ghi nhớ theo một mục đích đặt ra từ trước, nó

đòi hỏi sự nỗ lực ý chí nhất định và cần có những thủ thuật phương pháp nhất định

để đạt được mục đích ghi nhớ.

Thông thường có hai loại ghi nhớ chủ định.

- Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ dựa trên sự lặp đi lặp lại nhiều lần một

cách đơn giản, tạo ra mối liên hệ bề ngoài giữa các phần của tài liệu ghi nhớ,

không cần hiểu nội dung tài liệu. Ví dụ như học sinh nhớ bài bằng cách học vẹt.

Cách ghi nhớ này thường được tìm mọi cách đưa vào trí nhớ tất cả những gì có

trong tài liệu rất chi tiết và chính xác mà không dựa trên sự hiểu biết nội dung nên

trong trí nhớ gồm toàn những tài liệu không liên quan gì với nhau. Cách ghi nhớ

dẫn đến sự ghi nhớ hình thức, tốn nhiều thời gian, khi đã quên khó hồi tưởng lại

được. Tuy nhiên, có lúc lại rất cần thiết nhất là khi ta ghi nhớ tài liệu không có nội

dung khái quát như số điện thoại, số nhà, ngày tháng năm sinh…

- Ghi nhớ ý nghĩa (ghi nhớ logic): là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội

dung của tài liệu, trên sự nhận thức được mối liên hệ logic giữa các bộ phận của

nó, tức ghi nhớ trên cơ sở hiểu được bản chất, quá trình ghi nhớ gắn liền với quá

trình tư duy. Ghi nhớ ý nghĩa là loại ghi nhớ chủ yếu trong hoạt động nhận thức,

Nó đảm bảo cho sự lĩnh hội tri thức một cách sâu sắc, bền vững, ít tốn thời gian

hơn ghi nhớ máy móc nhưng lại tiêu hao năng lượng thần kinh nhiều hơn.

c) Cách rèn luyện ghi nhớ tốt:

Muốn có trí nhớ tốt phải luyện tập thường xuyên để nâng cao khả năng ghi

nhớ.

Muốn ghi nhớ tốt cần phải tập trung chú ý cao độ khi ghi nhớ, phải có hứng

thú, say mê với tài liệu ghi nhớ, phải ý thức được tầm quan trọng của tài liệu ghi

nhớ và xác định được tâm thế ghi nhớ lâu dài đối với tài liệu.

Phải lựa chọn và phối hợp các loại ghi nhớ một cách hợp lí nhất, phù hợp

với tính chất và nội dung của tài liệu, với nhiệm vụ và mục đích ghi nhớ.

Muốn ghi nhớ logic tốt, phải lập dàn bài cho tài liệu học tập, làm điểm tựa

để ôn tập và tái hiện khi cần. Phải biết phối hợp nhiều giác quan để ghi nhớ, phải

sử dụng các thao tác trí tuệ để ghi nhớ, gắn tài liệu ghi nhớ với vốn kinh nghiệm

của bản thân.

Các bước ghi nhớ logic gồm:

- Phân chia tài liệu thành các đoạn, đặt cho mỗi đoạn một tên thích hợp với

nội dung của nó;

- Nối liền những điểm tựa thành một tổng thể phức hợp bằng một tên gọi

thích hợp nhất.

Những biện pháp quan trọng khác để tiến hành ghi nhớ logic là phân tích,

tổng hợp, mô hình hoá, so sánh, phân loại và hệ thống hoá tài liệu.

Biện pháp tái hiện tài liệu dưới hình thức nói thầm (cho mình nghe) cũng

quan trọng để ghi nhớ logic. Nên nói thầm khoảng 2-3 lần và nên ghi chép những

điều tái hiện được dưới hình thức này ra giấy.

Khi dùng biện pháp này có thể tiến hành theo trình tự sau:

- Cố gắng tái hiện toàn bộ một lần;

- Tái hiện từng phần, nhất là những phần khó;

- Tái hiện toàn bộ;

- Định hướng vào toàn bộ tài liệu;

- Phân chia thành những nhóm yếu tố cơ bản;

- Xác định những mối liên hệ trong mỗi nhóm; - Xác định những mối liên hệ

giữa các nhóm.

Ôn tập cũng là một biện pháp quan trọng để ghi nhớ một cách vững chắc và

lâu dài. Đây là biện pháp sau khi đã làm những việc trên, nhưng không nên lặp lại

y nguyên tài liệu đã ghi nhớ mà nên gắn tài liệu dưới những hình thức và vật liệu

khác để luyện tập.