CÂU 39. TRÍ NHỚ LÀ GÌ

3/ Quá trình tái hiện:

Quá trình tái hiện là quá trình làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ và giữ

gìn. Tài liệu thường được tái hiện dưới ba hình thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

a) Nhận lại:

Nhận lại là hình thức tái hiện khi sự tri giác đối tượng được lặp lại, tri giác

lại một lần nữa những thông tin, kiến thức đã tri giác trước đây.

Sự nhận lại có ý nghĩa trong đời sống mỗi người, nó giúp con người định

hướng trong hiện thực tốt hơn và đúng hơn.

Ví dụ như việc thấy một người bạn lâu ngày mới gặp sẽ làm ta nhớ lại về

người bạn đó.

b) Nhớ lại:

Sự nhớ lại là hình thức tái hiện không diễn ra sự tri giác lại đối tượng, nhớ

lại không diễn ra tự nó mà bao giờ cũng có nguyên nhân, theo quy luật liên tưởng,

mang tính chất chặt chẽ và có hệ thống.

Đây là một hành động trí tuệ phức tạp mà kết quả của nó phụ thuộc vào việc

cá nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.

Nhớ lại là điều kiện của sự nhận lại.

Ví dụ như nhớ lại các thao tác của quá trình lập luận văn học.

c) Hồi tưởng:

Hồi tưởng là hình thức tái hiện khó khăn, rất cần có sự cố gắng nhiều của trí

tuệ.

Trong hồi tưởng, những ấn tượng trước đây không được tái hiện một cách

máy móc mà thường được sắp xếp khác đi, gắn với những sự kiện mới.

Ví dụ như hồi tưởng về tuổi thơ, ta không bao giờ nhớ hết tất cả những gì đã

xảy ra, có khi nhớ chuyện này, có khi nhớ chuyện khác, không theo thời gian,

không gian.

d) Cách thực hiện tốt quá trình tái hiện:

Muốn thực hiện tốt quá trình tái hiện, ta phải ý thức rằng quên không phải là

mất tất cả, phải lạc quan tin tưởng rằng nếu cố gắng ta sẽ hồi tưởng lại được.

Phải kiên trì hồi tưởng, khi đã hồi tưởng sai thì lần hồi tưởng tiếp theo không

nên lặp lại cách thức, biện pháp đã làm mà cần phải tìm ra biện pháp, cách thức

mới.

Cần đối chiếu, so sánh với những hồi ức có liên quan trực tiếp với nội dung

tài liệu mà ta cần nhớ lại.

Cần sử dụng sự kiểm tra của tư duy, của trí tưởng tượng về quá trình hồi

tưởng và kết quả hồi tưởng. Có thể sử dụng sự liên tưởng nhất là liên tưởng nhân

quả để hồi tưởng vấn đề gì đó.