CÂU 40. CÁC QUÁ TRÌNH CỦA TRÍ NHỚ VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐỂ CÓ TRÍ NHỚ TỐT

3.3. Thứ ba là quá trình tái hiện. Tái hiện là quá trình ghi nhớ làm sống lại những

nội dung để ghi nhớ và giữ gìn. Quá trình này có thể diễn ra dễ dàng (tự động)

hoặc rất khó khăn (phải nỗ lực nhiều). tài liệu thường được tái hiện dưới 3 hình

thức: nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng.

a) Nhận lại là hình thức tái hiện khi có sự tri giác đối tượng được lặp lại. Sự nhận

lại cũng có thể không đầy đủ, do vậy không nên lấy nhận lại làm tiêu chuẩn đánh

giá trí nhớ con người.

Ví dụ: Khi ta gặp một người mà ta biết chắc đó là người quen, nhưng lúc đó ta

không thể nhớ tên người đó, hoặc ta nhận ra người quen, biết tên anh ta nhưng lại

không nhớ ra đã làm quen anh ta lúc nào, ở đâu.

b) Nhớ lại là khả năng làm sống lại những hình ảnh, sự vật, hiện tượng đã được ghi

nhớ trước đây trong não, khi sự vật hiện tượng không còn ở trước mắt. Nhớ lại có

hai dạnh: nhớ lại không chủ định và nhớ lại có chủ định.

- Nhớ lại không chủ định là nhớ lại một cách tự nhiên trong một hoàn cảnh nào đó,

không cần phải xác định lại nhiệm vụ cần nhớ lại.

Ví dụ: Sực nhớ, chợt nhớ về một việc gì đó.

- Nhớ lại có chủ định là nhớ lại một cách tự giác, đòi hỏi sự cố gắng, chi phối bởi

nhiệm vụ nhớ lại.

Ví dụ: Muốn cắt vải, cố gắng nhớ lại xem đã để cây kéo ở đâu.

- Hồi tưởng là hành động trí tuệ phức tạp, kết quả của nó phụ thuộc vào chỗ cá

nhân ý thức rõ ràng, chính xác đến mức nào nội dung của nhiệm vụ tái hiện.

Ví dụ: Một cựu chiến binh hồi tưởng lại trận đánh oanh liệt năm xưa.