CÂU 39. TRÍ NHỚ LÀ GÌ

4/ Quên:

a) Quên là không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ trước đây vào thời

điểm cần thiết. Nó diễn ra ở nhiều mức độ khác nhau: quên tạm thời, quên cục bộ

(không nhớ lại được nhưng nhận lại được), quên vĩnh viễn.

b) Nguyên nhân: Có thể là do quá trình ghi nhớ, có thể là do quy luật ức chế

của hoạt động thần kinh trong quá trình ghi nhớ, và do không gắn được hoạt động

hàng ngày.

c) Các quy luật quên: Quên cũng diễn ra theo các quy luật.

- Người ta thường quên những cái gì không liên quan hoặc ít liên quan đế

đời sống, những cái gì không phù hợp với hứng thú, sở thích nhu cầu của cá nhân.

- Quên những cái gì không sử dụng thường xuyên.

- Quên khi gặp những kích thích mới lạ hay những kích thích mạnh.

- Sự quên cũng diễn ra theo một trình tự nhất định : quên cái tiểu tiết, vụn

vặt trước, quên cái đại thể chính yếu sau.

- Sự quên diễn ra với tốc độ không đồng đều. Ở giai đoạn đầu tốc độ quên

khá lớn , về sau tốc độ quên giảm dần.

- Về nguyên tắc, quên cũng là một hiện tượng hợp lý hữu ích, giúp cho não

không bị quá tải. Chẳng hạn, khi chúng ta không cần nhớ những hình ảnh tâm lý

không vui, các hoàn cảnh đau thương, các chuyện buồn thì quên thật có ích.

- Quên cũng có mặt tiêu cực là làm ta không giải quyết được công việc kịp

thời do thiếu những thông tin được ghi nhớ trước đây.

d) Các biện pháp chống quên để trí nhớ tốt:

Chống quên bằng cách gắn tài liệu cần ghi nhớ vào tài liệu lưu giữ để học tập.

Kiên trì hồi tưởng, sáng tạo các biện pháp để hồi tưởng.

Đối chiếu, so sánh các tài liệu với nhau

Dùng các biện pháp để tái hiện trí nhớ thủ công.

Thực hiện học đi đôi với hành, kết hợp các kiến thức đã học ứng dụng vào thực

tiễn…

IV. Các biện pháp khác giúp có trí nhớ tốt:

Ngoài việc thực hiện tốt các quá trình ghi nhớ tốt, để có trí nhớ tốt chúng ta

cần phải thực hiện một số biện pháp khác:

- Tin tưởng là mình có 1 trí nhớ tốt và cải tiến được, hiểu được các quy luật

của trí nhớ. Đó sẽ là yếu tố tinh thần giúp chúng ta có thể duy trì, cải thiện trí nhớ.

- Rèn luyện não bộ thường xuyên, luyện tập ghi nhớ.

- Tập thể dục mỗi ngày để có sức khỏe tốt.

- Giảm căng thẳng tâm thần (stress) bằng các biện pháp khoa học, khi cần

thiết phải đến gặp bác sĩ.

- Ăn uống điều độ, ăn tốt, ăn đúng, đủ chất, không lạm dụng chất kích thích

có hại cho não.

- Luyện tập ghi nhận tốt các hình ảnh bằng việc tập trung liên tưởng, suy

nghĩ, ghi nhớ.

- Tạo ra một khoảng thời gian cần thiết để ký ức có thể hình thành.

- Tạo ra những hình ảnh linh hoạt, bắt mắt để dễ nhớ.

- Lặp đi lặp lại nhiều điều mà bạn cần nhớ.

- Tập trung, phân chia những điều cần nhớ thành các nhóm.

- Tổ chức đời sống gọn gàng, xây dựng cuộc sống đơn giản, lành mạnh.

- Tập các biện pháp thư giản như ngồi thiền, yoga...

- Không thức quá khuya, cố gắng tạo cho mình giấc ngủ sâu và ngon giấc.

- Sử dụng các kỹ thuật giúp nâng cao khả năng nhớ như bản đồ tư duy(mind

map), lập đề cương, các trò chơi trí nhớ.

- Mạo hiểm và học hỏi từ các sai lầm, hình thành nên các kinh nghiệm cần

thiết.

- Phòng các bệnh về trí nhớ như Alzheimer, hội chứng korsaroff (hội chứng

hay quên)…

V. Kết luận:

Trí nhớ là một quá trình tâm lý rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ

đời sống của con người chúng ta.

Trí nhớ gồm bốn quá trình mang tính độc lập tương đối, vừa liên quan hệ

thống với nhau.

Trí nhớ của mỗi người là không như nhau về mọi mặt, nhưng trí nhớ có

điểm chung là có thể luyện tập để nâng cao được. Vì vậy, con người phải tích cực

thực hiện các biện pháp để duy trì, cải thiện trí nhớ và để có trí nhớ tốt hơn nữa,

trong đó, chú trọng việc thực hiện tốt bốn quá trình tâm lý của trí nhớ con người.

Có trí nhớ tốt, con người mới có thể sống tốt, học tập và lao động giỏi để

đóng góp nhiều hơn cho xã hội.