NGUỒN GỐC CỦA TÔN GIÁO
2. Nguồn gốc của tôn giáo:
a- Nguồn gốc kinh tế- xã hội của tôn giáo:
- Trong XH CSNT, do LLSX và đời sống kém phát triển => con người cảm thấy bất
lực trước tự nhiên. Do chưa giải thích được những hiện tượng tự nhiên => con người gán
cho tự nhiên những sức mạnh thần bí đó chính là hình thức đầu tiên của TG.
- Khi XH phân chia GC và xuất hiện chế độ tư hữu về TLSX, đi liền với nó là nạn áp
bức, bóc lột nặng nề, sự bất bình đẳng trong XH phát triển.
- Trong TKQĐ từ CNTB lên CNXH còn tồn tại các thành phần KT khác nhau, có lợi
ích khác nhau, sự phân hoá giàu nghèo diễn ra mạnh mẽ, những thành phần KT ấy luôn chịu
tác động của cơ chế thị trường là cho những yếu tố ngẫu nhiên may, rủi chi phối đến số phận
con người => làm cho một bộ phận người trở nên thụ động, trông chờ vào những lực lượng
ngoài trần thế.
Như vậy, sự yếu kém về trình độ phát triển LLSX, sự bần cùng về KT, áp bức về
chính trị, thất vọng, bất lực trước những bất công XH là nguồn gốc sâu xa của TG.
b, Nguồn gốc nhận thức:
- Ở một giai đoạn lịch sử nhất định, sự nhận thức của con người về tự nhiên, XH và
chính bản thân mình còn có giới hạn. Cái gì mà KH chưa giải thích được thì thường là nơi để
TG phát triển.
- Do nhận thức của con người này càng phát triển, sự khái quát hoá, trìu tượng hoá tự
nhiên và XH ngày càng cao độ càng có khả năng xa dời hiện thực, phản ánh sai lệch hịên
thực dễ rơi vào ảo tưởng thần thánh hoá đối tượng.
- Thế giới mà con người đang sống còn đang đặt ra vô vàn điều bí ẩn chưa giải thích
được. KH có thể dự báo một số hiện tượng: động đất, bão, lụt … có thế xảy ra ở nơi này hay
nơi khác, nhưng lại không thể ngăn cản cho nó không xảy ra => thiệt hại về người và của.
Do đó, con người dễ tìm đến sự an ủi nơi TG.
c/ Nguồn gốc tâm lý, tình cảm:
- Nguồn gốc tâm lý: Đó là sự sợ hãi những lúc ốm đau, bệnh tật, tai nạn bất ngờ,
những trắc trở trong tình yêu, kể cả những lúc may mắn đạt được một cách ngẫu nhiên, dễ
dàng; tâm lý muốn bình yên khi tiến hành những công việc lớn trong gia đình (cưới xin, ma
chay, kinh doanh ) => Con người dễ dàng tìm đến TG.
- Nguồn gốc tình cảm của tôn giáo:
+ Ngoài sự sợ hãi trước sức mạnh tự nhiên, XH, TN, TG làm nảy sinh những tình
cảm như lòng biết ơn, sự kính trọng, tình yêu trong quan hệ giữa con người với tự nhiên và
con người với con người.
+ TN, TG đã đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, bù đắp nhu cầu
tinh thần của một bộ phận nhân dân, những hụt hẫng trong cuộc sống, nỗi trống vắng trong
tâm hồn, an ủi, vỗ về, xoa dịu cho các số phận lúc sa cơ lỡ vận.
+ Bất cứ TG nào cũng khuyên con người sống hướng thiện: (từ bi hỷ xả của đạo Phật;
nhân, nghĩa, lễ, chí, dũng của đạo Nho ) => đây chính là yếu tố làm cho TG tồn tại lâu dài.
+ Các thế lực thù địch muốn lợi dụng vấn đề TG, thực hiện diễn biến hoà bình => gây
rối phá hoại chế độ ta.