P.TÍCH TÍNH ĐỘC LẬP TƯƠNG ĐỐI CỦA Ý THỨC XH.- Ý THỨC XH

CÂU 12:p.tích tính độc lập tương đối của ý thức xh.- ý thức xh: Ý thức xã hội là mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những quan điểm tư tưởng, cùng những t.cảm, tâm trạng…của những cộng đồng xh nảy sinh từ tồn tại xh và phản ành tồn tại xh trong những g.đoạn pt nhất định.Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội :Ý thức xã hội do tồn tại xã hội quyết định. Nhưng ý thức xã hội không hoàn toàn thụ động, nó có tính năng động, có tính độc lập tương đối trong sự phát triển của mình .Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội biểu hiện ở những mặt dưới đây :* Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội .- Sự tồn tại xã hội do tác động mạnh mẽ, thường xuyên và trực tiếp của những hoạt động thực tiễn của con người, thường xuyên diễn ra với tốc độ nhanh mà ý thức xh có thể ko phản ánh kịp và trở nên lạc hậu. hơn nữa ý thức xh phản ánh tồn tại xh nên nói chung chỉ biến đổi sau khi có sự biến đổi của tồn tại xh.- Do sức mạnh của thói quen, tập quán truyền thống, do những lực lượng xã hội, đảng phái, giai cấp lỗi thời tìm mọi cách duy trì ý thức cũ, chống lại ý thức xã hội mới tiến bộ hơn.- ý thức xh luôn gắn với lợi ích của những nhóm, những tập đoàn người, những giai cấp nhất định trong xh. Vì vậy những tư tưởng cũ, lạc hậu thường đc các lực lượng xh phản tiến bộ lưu giữ và truyền bá nhằm chống lại các lực lượng xh tiến bộ.* Tính vượt trước của tư tưởng tiến bộ khoa học .- Tư tưởng của con người, nhất là tư tưởng triết học, khoa học, nghệ thuật có thể đóng vai trò dự báo tương lai, tìm ra được khuynh hướng phát triển chỉ đạo hoạt động thực tiễn của con người, hướng hoạt động đó vào việc giải quyết những nhiệm vụ mới do sự pt chín muồi của đời sống vật chất xh đặt ra.* Tính kế thừa trong sự phát triển của ý thức xã hội.- Những quan điểm và lý luận của mỗi thời đại không xuất hiện trên mảnh đất trống không, mà được tạo nên trên cơ sở những tài liệu lý luận của các thời đại trước, tức là có quan hệ kế thừa với ý thức tư tưởng của thời đại trước.- trong xh có giai cấp , tính kế thừa của ý thức xh gắn liền với t/c giai cấp của nó. Những giai cấp khác nhau kế thừa những nội dung ý thức khác nhau của thời đại trước. Các giai cấp tiên tiến tiếp nhận những di sản tư tưởng tiến bộ của xh cũ để lại.- tính kế thừa của ý thức xh có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp x.dựng nền văn hóa tinh thần của xh XHCN. Lenin nhấn mạnh : « Văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đã tích lũy đc dưới ách thống trị của xh Tư bản, xh của bọn địa chủ và xh của bon quan liêu »* Sự tác động qua lại giữa các hình thái ý thức xã hội trong sự phát triển của chúng.Ý thức xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thái cụ thể như chính trị, pháp quyền, đạo đức, triết học, nghệ thuật, tôn giáo, khoa học. Mỗi hình thái ý thức xã hội phản ánh một đối tượng nhất định, một phạm vi nhất định của tồn tại xã hội, nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau .Sự liên hệ tác động đó làm cho mỗi hình thái ý thức có những tính chất và những mặt không thể giải thích được một cách trực tiếp bằng tồn tại xã hội hay bằng các điều kiện vật chất .- trong sự tác động lẫn nhau giữa các hình thái ý thức, ý thức c.trị có vai trò đặc biệt quan trọng, ý thức c.trị của giai cấp cm định hướng cho sự pt theo chiều hướng tiến bộ của các hình thái ý thức khác.* Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội :Đây là một trong những biểu hiện quan trọng nhất của tính độc lập tương đối của ý thức xã hội, biểu hiện tập trung vai trò của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.Ý thức tiến bộ - cách mạng : Thúc đẩy xã hội phát triểnÝ thức lạc hậu : ngăn cản sự phát triển của xã hội .- Mức độ ảnh hưởng của tư tưởng đối với sự pt xh phụ thuộc vào những đkiện l/sử cụ thể ; vào t/chất của các mối qh kinh tế mà trên đó tư tưởng nảy sinh ; vai trò l/sử của g/c mang ngọn cờ tư tưởng ; vào mức độ phản ánh đúng đắn tư tưởng đối với các nhu cầu pt xh ; vào mức độ mở rộng của tư tưởng quần chúng.Tóm lại : Ý thức xã hội phụ thuộc vào tồn tại xã hội, nhưng nó có tính độc lập tương đối của nó. Vì vậy nếu chỉ thấy tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội một cách máy móc, sẽ rơi vào chủ nghĩa duy vật tầm thường, ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò của ý thức xã hội, không thấy vai trò của tồn tại xã hội sẽ rơi vào chủ nghĩa duy tâm.