THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH LÀ GÌ

2. TKQĐ lên CNXH ở Việt Nam:

* Tính tất yếu:

- Quy luật chung: QĐ lên CNXH là tất yếu lịch sử với tất cr các nước lên CNXH.

- Việt Nam từ một nước thuộc địa nửa PK, nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH => Tất

yếu phải trải qua TKQĐ để xây dựng cơ sở VC-KT, VH-TT, cải tạo tàn dư của XH cũ .

* Các giai đoạn của TKQĐ lên CNXH ở nước ta:

- Thời kỳ miền Bắc xây dựng CNXH- hậu phương lớn cho miền Nam là tiền

tuyến lớn:

+ Đặc điểm lớn nhất của miền Bắc: Xét về kinh tế là từ nền SX nhỏ, nông nghiệp lạc

hậu, quá độ lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN.

+ Thành tựu của miền Bắc: Là hậu phương lớn của miền Nam có vai trò quyết định

nhất đến toàn bộ 2 nhiệm vụ chiến lược của CM cả nước: Giải phóng miền Nam thống nhất

Tổ quốc và xây dựng CNXH ở miền Bắc.

- Thời kỳ 1975- 1985:

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu bước đầu trong xây dựng CNXH, bảo vệ độc

lập, tự do của Tổ quốc trong thời kỳ này phải đề cập đến một số những sai lầm. Biểu hiện:

- Chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là về quản lý kinh tế …

- Nhận thức chưa đúng quan điểm của Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nền kinh tế hàng

hoá nhiều thành phần đan xen nhau trong TKQĐ => biến chế độ sở hữu toàn dân và sở hữu tập

thể trở nên trìu tượng, hình thức bề ngoài: nhiều TLSX chung của XH là đất đai trở nên không

có chủ cụ thể => Là một trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực, các tiềm năng

của toàn dân ta, của đất nước ta và không phát huy hết nội lực, không tranh thủ được sự hợp tác

quốc tế => KT-XH lâm vào tình trạng trì trệ, khủng hoảng những năm 80.

- Thời kỳ đổi mới đến nay:

+ Chủ trương đổi mới: Toàn diện về mọi mặt, nhưng bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận,

nhất là tư duy kinh tế. Lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm, đồng thời từng bước đổi mới HTCT.

+ Sự chuyển biến về nhận thức trong tư duy của Đảng ta về đổi mới:

Sự phát triển trong nhận thức của Đảng ta về phát triển “bỏ qua giai đoạnTBCN”.

(từ khi đổi mới đến ĐH IX) - “bỏ qua chế độ TBCN, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống

trị của QHSX và KTTT TBCN, nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại

đã đạt được dưới chế độ TBCN, đặc biệt về KH&CN, để phát triển nhanh LLSX, xây

dựng nền kinh tế hiện đại”.

* Nội dung của TKQĐ ở nước ta:

Xây dựng CNXH bỏ qua chế độ TBCN, tạo ra sự biến đổi về chất của XH trên tất cả

các lĩnh vực là sự nghiệp khó khăn, phức tạp nên TKQĐ ở nước ta là rất lâu dài với nhiều

chặng đường, nhiều hình thức tổ chức kinh tế, XH có tính chất quá độ. Trong các lĩnh vực

của đời sống XH diễn ra sự đan xen và đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, giữa con đường

TBCN và con đường XHCN, đấu tranh quyết liệt chống âm mưu “diễn biến hoà bình” của

CNĐQ và các thế lực phản động.

* Đặc điểm của TKQĐ:

- Về chính trị: Củng cố, hoàn thiện Nhà nước của GCCN và Ndlđ, lấy dân làm gốc,

với nền tảng là liên minh Công- Nông- Trí thức.

- Về KT: Phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, đa dạng về loại hình sở hữu, thực

hiện thắng lợi sự nghiệp CNH,HĐH đất nước với sự phát triển ngày càng cao của LLSX.

(Nêu các thành phần KT theo sự xác định tinh thần ĐH IX).

- Về XH: Đảm bảo quyền công dân, quyền con người, khắc phục sự khác biệt giữa

nông thôn và thành thị, giữa lao động trí óc và lao động chân tay, tạo ngày càng nhiều việc

làm cho người lao động.

- Về văn hoá: Xây dựng nền văn hoá mới trên nền tảng thế giới quan M-LN, tư tưởng

Hồ Chí Minh đó là nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.