BÀI 2MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢNTÌM HIỂU KHÁI NIỆM- MẠCH LẠCMẠCH LẠC LÀ MỘT...

4. Mạch lạc thể hiện trong khả năng dung hợp nhau giữa các hành động ngôn ngữỞ đầy, nội dung từ ngữ (nội dung mệnh đề) của câu không giữ vai trò đáng kể trong việc xem xétmạch lạc. Cái được chú ý là những hành động ngôn ngữ được thực hiện trong những câu ấy có chấp nhận nhau (dung hợp được với nhau) không.Qua các ví dụ và phân tích ví dụ, có thể thấy rằng liên kết giữa các câu - mệnh đề (bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ) hoạt động vừa rộng hơn lại vừa hẹp hơn so với nhiệm vu làm cho một chuỗi câu trở thành một văn bản đích thực. Có nghĩa là với liên kết, có thể tạo ra một văn bản đích thực mà cũng có thể tạo ra một phi văn bản (cần nhắc rằng giữa văn bản và phivăn bản là vấn đề mức độ). Mạch lạc giữa các câu giữ vai trò quyết định đê tạo ra một văn bản đích thực, và chuỗi câu không mạch lạc không phải là một văn bản đích thực. Trên thực tế, chuỗicâu phi văn bản vẫn có thể được sử dụng như một sự thực cần thiết, mặc dù việc sử dụng nó phảiđược chuẩn bị tốt (với các điều kiện khống chế đủ rõ). Và thực tế là mọi văn bản có mạch lạc tiềm ẩn đều có thể sử dụng phương tiện liên kết để hiển ngôn hoá các kết i nối mạch lạc. Vậy liên kết trong chừng mực đó là một thứ phương tiện của mạch lạc, ngoài chừng mực làm phươngtiện cho mạch lạc, liên kết có thể không đem lại một văn bản.( Theo Diệp Quang Ban, Sđd)