XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI A) KI...

2. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới a) Kiến thức: - Biết con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện công việc thông qua lệnh. - Biết chương trình là cách để con người chỉ dẫn cho máy tính thực hiện nhiều công việc liên tiếp một cách tự động. - Biết rằng viết chương trình là viết các lệnh để chỉ dẫn máy tính thực hiện các công việc hay giải một bài toán cụ thể. - Biết ngôn ngữ dùng để viết chương trình máy tính gọi là ngôn ngữ lập trình. - Biết vai trò của chương trình dịch. - Biết ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh. - Biết NNLT có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định. - Biết Tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình. Tên không được trùng với các từ khoá. - Biết cấu trúc chương trình bao gồm phần khai báo và phần thân. - Chuyển được biểu thức toán học sang biểu diễn trong ngôn ngữ lập trình. - Biết được kiểu dữ liệu khác nhau thì được xử lý khác nhau. - Hiểu phép toán chia lấy phần nguyên và chia lấy phần dư. - Hiểu thêm về các lệnh in dữ liệu ra màn hình. - Biết khái niệm biến, hằng. - Biết vai trò của biến trong lập trình. - Hiểu lệnh gán. - Thực hiện được khai báo đúng cú pháp, lựa chọn được kiểu dữ liệu phù hợp cho biến. - Kết hợp được giữa lệnh Write(), Writeln() với Read(), Readln() để thực hiện việc nhập dữ liệu cho biến từ bàn phím. - Hiểu về các kiểu dữ liệu chuẩn: kiểu số nguyên, kiểu số thực. - Sử dụng được lệnh gán giá trị cho biến. - Hiểu cách khai báo và sử dụng hằng. - Hiểu và thực hiện được việc trao đổi giá trị của hai biến. b) Kỹ năng: - Hs biết dùng một lệnh trong cuộc sống hàng ngày để thực hiện một vài ví dụ. - Hs biết áp dụng các lệnh quen thuộc vào bài toán cụ thể. - Biết viết chương trình đơn giản ra lệnh cho máy tính làm việc. - Hs nêu được lại cấu trúc của của một chương trình. Đặt tên được cho một chương trình cụ thể. - Soạn thảo được một chương trình Pascal đơn giản. - Biết sự cần thiết phải tuân thủ quy định của ngôn ngữ lập trình. - Biết một số phép toán cơ bản với dữ liệu số. - Khai báo, sử dụng được biến hoặc hằng trong bài tập cụ thể. c) Thái độ: - Học sinh nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học. - Yêu thích môn học. - Học tập nghiêm túc, tự lực làm bài. - Rèn tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc. d) Năng lực hướng tới: * Năng lực tự học: - Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động. tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. - Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp. thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân. phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet. lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa. ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính. tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. - Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè. chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. * Năng lực giải quyết vấn đề - Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. * Năng lực sáng tạo - Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng. xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới. phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. - Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho. đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp, so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. - Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó, tôn trọng các quan điểm trái chiều, áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự có điều chỉnh hợp lý. - Hứng thú, tự do trong suy nghĩ. chủ động nêu ý kiến. không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất. phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến khác. * Năng lực tính toán - Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, chia lấy nguyên, chia lấy dư) trong học tập và trong cuộc sống. hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống quen thuộc. - Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các số và của các hình hình học. sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày. hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng. - Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống học tập và trong đời sống. bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống. biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng.