XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI A) KI...

2. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới a) Kiến thức: - Biết cấu trúc của một bảng tính điện tử: hàng, cột, địa chỉ của ô tính. - Biết các chức năng chủ yếu của phần mềm bảng tính Excel bản 2013. - Biết định dạng một trang bảng tính: ký tự, căn lề, kẻ đường biên, số thập phân. - Biết thao tác đặt lề trang tính, điều chỉnh hướng trang và đặt lề trang. - Hiểu một số hàm có sẵn để thực hiện phép tính hoặc sử dụng công thức để tính toán. Sao chép được công thức. - Biết cách sử dụng lệnh sắp xếp và lọc dữ liệu. - Biết chức năng các nút lệnh cơ bản trên phần mềm xử lý bảng tính. b) Kỹ năng: - Rèn luyện kĩ năng làm bài viết: Trắc nghiệm + Tự luận. - Phát triển tư duy cho học sinh qua những bài tập vận dụng. - Rèn kỹ năng sử dụng phần mềm Excel. c) Thái độ: - Học sinh nghiêm túc trong học tập và nghiên cứu bài học. - Học tập nghiêm túc, tự lực làm bài. - Rèn luyện đức tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc. - Yêu thích môn học, thấy được nhu cầu cần học để áp dụng thực tế. - Thực hiện tốt nội quy phòng máy. Có ý thức sử dụng máy tính đúng mục đích. d) Năng lực hướng tới: * Năng lực tự học: - Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện. - Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ... - Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. * Năng lực giải quyết vấn đề - Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. * Năng lực sáng tạo - Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. - Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp, so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất. - Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó, tôn trọng các quan điểm trái chiều, áp dụng điều đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý. - Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới, tích cực trong những ý kiến của người khác. * Năng lực tính toán - Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, khai căn) trong học tập và trong cuộc sống; hiểu và có thể sử dụng các kiến thức, kĩ năng về đo lường, ước tính trong các tình huống quen thuộc. - Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu phép tính trong toán học và chương trình Bảng tính, tính chất các số. Từ đó hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng. - Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng một số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý tưởng.