2.2. ĐIỀU KIỆN VỀ NĂNG LỰC CỦA CÁC CHỦ THỂ QUAN HỆ LAO ĐỘNG CHẤT LƯỢ...

3.2.2. Điều kiện về năng lực của các chủ thể quan hệ lao động

Chất lượng TLTT như thế nào? Quyền tổ chức và TLTT được thực hiện đến đâu? được quyết

định bởi chính năng lực và khát vọng của các chủ thể.

a. Chủ thể là cá nhân người lao động và người sử dụng lao động

Năng lực hành vi QHLĐ, TLTT của các chủ thể cá nhân tập trung với các thành phần sau:

Kiến thức QHLĐ đó là kiến thức về: Thị trường lao động, PLLĐ; Quyền và nghĩa vụ của bản

thân họ; Đối tác của mình trong QHLĐ; Tổ chức đại diện và quyền tham gia các tổ chức đó; Các

hình thức ĐTXH; Cách thức giải quyết xung đột; Các tiêu chuẩn lao động,…

Kỹ năng QHLĐ như: kỹ năng giao tiếp, trao đổi thông tin, tham khảo ý kiến, thương lượng,

phát hiện và lựa chọn cách thức giải quyết xung đột,...

Thái độ QHLĐ phù hợp, như: Tôn trọng pháp luật quốc gia, các cam kết lao động; Sẵn sàng

hợp tác với NSDLĐ; Chủ động: đề xuất ý kiến với NSDLĐ, tìm đến sự đại diện và bảo vệ của Tổ

chức công đoàn (TCCĐ); Tự định đoạt trong QHLĐ...

Ngoài những năng lực chung, xuất phát từ vị trí, đặc điểm chủ thể NSDLĐ còn phải có kiến

thức quản lý và sử dụng lao động, tầm nhìn chiến lược trong đầu tư cho NLĐ...; kỹ năng gây ảnh

hưởng; sự chủ động trao đổi thông tin với NLĐ và CĐCS, chủ động tham vấn với NLĐ và CĐCS,

sẵn sàng thương lượng với NLĐ và CĐCS... và có khả năng tài chính và có cơ sở vật chất kỹ thuật

để chi trả tiền công và đảm bảo điều kiện làm việc cho NLĐ.

b. Chủ thể là tổ chức đại diện NLĐ

Năng lực của TCĐDNLĐ được thể hiện qua ba khía cạnh:

Năng lực của CBCĐ: Cán bộ CĐ phải là người hiểu biết về thị trường lao động, về chức năng,

nhiệm vụ, vai trò của tổ chức đại diện NLĐ, hiểu biết về NLĐ và NSDLĐ, am hiểu luật pháp, có

kiến thức sâu rộng về ĐTXH, cách thức giải quyết xung đột, TCCĐ, cập nhật kiến thức về tiêu

chuẩn QHLĐ quốc tế...; có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng TLTT, kỹ năng phối hợp với NSDLĐ, kỹ

năng tư vấn cho NLĐ, kỹ năng tập hợp NLĐ,... CBCĐ cần có thái độ chủ động đối thoại, sẵn sàng

hợp tác, thương lượng, tham gia góp ý, tham gia giải quyết tranh chấp lao động với NSDLĐ; chủ

động tư vấn cho NLĐ, sẵn sàng tổ chức và lãnh đạo đình công, tổ chức tập hợp NLĐ...

Năng lực tổ chức hoạt động CĐ: Năng lực tổ chức hoạt động CĐ được biểu hiện thông qua

một số khía cạnh cụ thể như: Năng lực tuyên truyền; các quy định mới của pháp luật về lao động,

về CĐ; Năng lực hướng về NLĐ, gắn với NLĐ; Năng lực tổ chức phong trào thi đua; Năng lực

nâng cao trình độ cán bộ, trình độ tổ chức,…

Mức độ độc lập trong tương quan với NSDLĐ: Tổ chức công đoàn phải ở vị thế tương đối độc

lập với NSDLĐ để có thể tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của NSDLĐ. Vì vậy, CĐ phải độc

lập về tài chính đối với NSDLĐ.