1.2. QUYỀN THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ – QUYỀN CƠ BẢN TẠI NƠI LÀM VIỆCTỪ ĐI...

3.1.2. Quyền thương lượng tập thể – Quyền cơ bản tại nơi làm việc

Từ điển Tiếng Việt (2005) đã định nghĩa, quyền là những điều mà pháp luật hoặc xã hội công

nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Theo đó, quyền tổ chức và TLTT là khả năng thực

hiện thỏa thuận để đạt được sự thống nhất, cam kết của các bên QHLĐ được pháp luật hoặc xã

hội thừa nhận. Quyền tổ chức và thương lượng tập thể được thừa nhận trở thành một trong những

quyền cơ bản tại nơi làm việc và được thiết lập ở nhiều cấp độ khác nhau:

Công ước của ILO: Trước hết, được thể hiện ở cặp công ước cơ bản là của ILO đó là Công

ước số 87 (1948) và Công ước số 89 (1949). Sau đó, Hội nghị thượng đỉnh thế giới về xã hội (The

World Social Summit) tổ chức tại Copenhagen vào tháng 3 năm 1995 và Tổ chức Hợp tác và Phát

triển kinh tế - OECD năm 1996 đều thừa nhận các tiêu chuẩn LĐ về quyền tổ chức và TLTT và

được Hội nghị Lao động Quốc tế của ILO nhắc lại trong Tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản và các

quyền tại nơi làm việc (Declaration on Fundamental Principles and Rights at Work) hay thường

gọi là Tuyên bố 1998 rằng tất cả các nước thành viên ILO dù phê chuẩn hay chưa phê chuẩn cũng

phải có trách nhiệm thực hiện các nguyên tắc và quyền cơ bản này.

Nguồn: CIRD (2018), Bản tin Quan hệ lao động số 17

Hình 1: Quyền tổ chức và thương lượng tập thể ở các cấp độ

Các hiệp định thương mại tự do: Các FTA thế hệ mới thường viện dẫn nội dung Tuyên bố

năm 1998 như là một trong những điều khoản cơ bản đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng dựa trên

nền tảng chi phí đạo đức công bằng (Chương 19 trong CPTPP; EVFTA…).

Các bộ quy tắc ứng xử (CoC): Các bộ quy tắc ứng xử được coi như những tiêu chuẩn đạo đức

kinh doanh toàn cầu mà doanh nghiệp phải thực hiện với tinh thần chủ đạo đảm bảo cho những

NLĐ tham gia chuỗi cung ứng được đối xử công bằng thông qua việc đảm bảo các quyền lao động

gắn với việc viện dẫn 8 Công ước cơ bản của ILO và nhấn mạnh thêm nội dung khác như thù lao

lao động; thời giờ làm việc, nghỉ ngơi; kỷ luật lao động,…

Luật pháp quốc gia: Luật pháp quốc gia phải phù hợp với các cam kết quốc tế, trong đó đặc

biệt là nghĩa vụ thành viên ILO, các Công ước quốc tế đã phê chuẩn và các FTA đã ký kết. Do đó,

luật pháp quốc gia đóng vai trò triển khai và đảm bảo thực hiện các quyền lao động mà quốc gia

đó đã cam kết hoặc có nghĩa vụ phải thực hiện.

Thỏa ước lao động tập thể: Trên cơ sở luật pháp quốc gia các tổ chức đại diện của NLĐ và

NSDLĐ tiến hành TLTT và ký kết TƯLĐTT xác lập những quyền lao động cụ thể trong đó có

quyền TLTT phù hợp với điều kiện lao động đặc thù ở từng ngành, từng doanh nghiệp.

Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động cá nhân không được trái với pháp luật và TƯLĐTT.

Hợp đồng lao động xác lập các quyền lao động đối với cá nhân NLĐ, NSDLĐ trong TLTT tại nơi

làm việc. Dù ở cấp độ nào, nội dung về quyền TLTT (Right to collective bargaining) khẳng định

NLĐ có quyền tự tổ chức, thành lập, tham gia hay hỗ trợ các tổ chức lao động, TLTT thông qua

các đại diện mà họ tự lựa chọn nhằm mục đích TLTT hay hỗ trợ hoặc bảo vệ lẫn nhau.