TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨUTRÊN THẾ GIỚI, KHOA HỌC QUAN HỆ LAO...

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trên thế giới, khoa học quan hệ lao động (QHLĐ) bắt đầu được quan tâm vào cuối những năm

50 của thế kỷ XX với sự mở đầu của J.T Dun Lop (1958) với The Industrial Relations, tiếp sau

đó nhiều công trình lớn khác được công bố của Kochan, MCKensie và Cappeli (1984), Strategies

1

Email:[email protected], Khoa Quản trị nhân lực, Trường Đại học Thương mại.

choice and Industrial relations theory; Andre Petit (1985), The Labour Relations; Stanley.

H. Masters, Colletta. H. Moser, Lloyd. G. Reynodls (1991), Labor Economics an Labor Relation,

Tenth edition, Prentice Hall New Jersey; Daniel Quinn Mills (1994), Labor Management Relation;

fifth edition, Mc GRAW - HILL, Inc… từ các tác phẩm này khung lý thuyết về QHLĐ đã được

hình thành và trong đó quyền thương lượng tập thể (TLTT) được xác định là một trong những

quyền cơ bản của NLĐ.

Tại Việt Nam, chủ đề QHLĐ được bắt đầu nghiên cứu khá muộn (song song cùng với sự ra

đời và phát triển của thị trường lao động) được thực hiện bởi các tác giả như: Vũ Việt Hằng (2004),

“Một số vấn đề QHLĐ tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và DNĐTNN ở Việt Nam trong thời

kỳ chuyển đổi kinh tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế; Chang – Hee Lee (2006), “Industrial relations and

dispute settlement in Viet Nam”; Jan Jung - Min Sunoo (2007), “Một số giải pháp phòng ngừa đình

công tại các doanh nghiệp Việt Nam”; Lê Thanh Hà (2008), “QHLĐ trong hội nhập kinh tế quốc tế”,

NXB Lao động Xã hội; Nguyễn Duy Phúc (2012), “Quan hệ lao động trong doanh nghiệp nhỏ và

vừa”… Trong các công trình này nguyên lý QHLĐ cũng được xem xét gắn với bối cảnh thực tế, đặc

điểm văn hóa, thể chế kinh tế đặc thù ở Việt Nam. QHLĐ Việt Nam còn sơ khai, kém lành mạnh, luôn

tiềm ẩn mâu thuẫn... là những nhận định được rút ra. Cho đến nay, nghiên cứu chủ đề QHLĐDN vẫn

còn rất nhiều tiềm năng đặc biệt trong bối cảnh khi Việt Nam tham gia ngày càng sâu vào các định

chế quốc tế về QHLĐ và Tổ chức và TLTT ngày càng trở thành tâm điểm của quyền lao động, Vì vậy,

nghiên cứu này sẽ góp phần vào việc nâng cao nhận thức, cung cấp thông tin tham khảo hữu ích cho

các chủ thể, những người nghiên cứu và muốn tìm hiểu về QHLĐ và quyền TLTT.