XÁC ĐỊNH CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ VÀ NĂNG LỰC HƯỚNG TỚI A) KI...
2. Bước 2: Xác định chuẩn kiến thức kỹ năng, thái độ và năng lực hướng tới a) Kiến thức - Biết được Chương trình bảng tính là gì? Công cụ đặc trưng của chương trình bảng tính - Biết các thành phần chính của trang tính; - Biết cách chọn đối tượng trên trang tính như ô, hàng ,cột, khối; - Biết chức năng chính của phần mềm Typing Test; - Biết hình dạng và chức năng của các công cụ chính của PM; - Hiểu được chức năng chính của hộp tên và thanh công thức; - Hiểu được chương trình thường sử dụng 2 kiểu dữ liệu là số và kí tự; - Hiểu được lợi ích của việc sử dụng địa chỉ ô và khối - Vận dụng được kiến thức về phép tính để biến đổi biểu thức toán học sang công thức của Chương trình bảng tính Excel hoặc ngược lại. - Vận dụng địa chỉ ô, khối để lập công thức. b) Kỹ năng - Dựa vào việc nắm chắc các kiến thức về bảng tính để lựa chọn phương án trả lời đúng; - Biết sử dụng chức năng của hộp tên và thanh công thức để chọn đối tượng, để nhập, sủa dữ liệu; - Dựa vào ký hiệu và thứ tự thực hiện các phép tính, thực hiện được việc biến đổi 1 biểu thức toán sang công thức của bảng tính; - Nhận biết được chức năng chính của phần mềm, hình dạng và chức năng của các công cụ; - Vận dụng được kiến thức về bảng tính để giải quyết một bài toán từ thực tiễn. c) Thái độ - HS nghiêm túc trong học tập và kiểm tra. - Tận dụng tốt thời gian, tự lực làm bài kiểm tra; - Rèn tính cẩn thận, chính xác, tư duy khoa học trong công việc. d) Năng lực hướng tới * Năng lực tự học: - Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; - Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, các từ khóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập. - Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập. * Năng lực giải quyết vấn đề - Phân tích được tình huống trong học tập, phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập. - Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. - Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện. * Năng lực sáng tạo - Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau. - Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu tố mới. * Năng lực tính toán - Sử dụng được các phép tính (cộng, trừ, nhân, chia, luỹ thừa, phần trăm) trong toán, chương trình bảng tính và trong cuộc sống; - Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu trong chương trình bảng tính, tính chất các số, nêu được tính chất cơ bản của chúng; - Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống.