BÀI 2MẠCH LẠC TRONG VĂN BẢNTÌM HIỂU KHÁI NIỆM- MẠCH LẠCMẠCH LẠC LÀ MỘT...

2. Mạch lạc thể hiện trong tính hợp lí (lôgíc) của sự triển khai mệnh đềNgày Việt Nam đang còn chiến tranh đã một thời lưu hành câu chuyện cười về cách dùng chữ nghĩa đại ý như sau :Anh ấy đã từng đi đánh trận nhiều nơi. Anh đã bị hai phát đạn. Một phát ở đùi. Một phát ở Đèo Khế.Cốt truyện không đáng cười, thậm chí còn rất nghiêm túc, nhưng cách trình bày khiến người ta bật cười. Người kể chuyện đã vi phạm tính lôgíc trong triển khai mệnh đề (trước đây được gọi là liên kết lôgíc giữa phần nêu đặc trưng của câu này với phần nêu đặc trưng của câu kia (Trần Ngọc Thêm)). Trong khi phát đạn thứ nhất được định vị ở đùi, người nghe chờ đợi phát đạn thứ hai sẽ được định vị ỏ điểm nào đó nữa trên cơ thể người chiến sĩ. Nào ngờ phát đạn thứ hai lại chỉ ra địa điểm mà anh ta bị thương.Sự vi phạm tính lôgíc trong triển khai mệnh đề ở đây làm cho câu (mệnh đề) cuối cùng không “ăn nhập” được với phần văn bản đi trước, tức là không mạch lạc (đứt mạch) với phần văn bản đitrước, mặc dù ở đây tính thống nhất đề tài - chủ đề vẫn được bảo toàn.Trong phạm vi hẹp hơn, tính hợp lí của sự triển khai mệnh đề còn thể hiện ngay trong một câu (mệnh đề). Một ví dụ cổ điển là :Cái bàn tròn này vuông.Đặc trưng vuông không thể gán cho một cái bàn vốn có hình tròn. Câu này không chấp nhận được không phải vì nó sai ngữ pháp mà vì nó sai trong việc triển khai mệnh đề.