HĐBT CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG TẠO CƠ CHẾ THUẬN LỢI CHO SỰ THAM GIA HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CẤP HỘI PHỤ NỮ VỚI CÁC NGÀNH, CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN LÀ ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỂ CÁC CẤP HỘI THỰC HIỆN QUYỀN ĐẠI DIỆN CHĂM LO, BẢO VỆ QUYỀN LỢI PHỤ NỮ THIẾT THỰC VÀ CÓ HIỆU...

163/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng tạo cơ chế thuận lợi cho sự tham gia hoạt động

của các cấp hội phụ nữ với các ngành, các cấp chính quyền là điều kiện thuận lợi để

các cấp hội thực hiện quyền đại diện chăm lo, bảo vệ quyền lợi phụ nữ thiết thực và

có hiệu quả. Năm 1988, Trung ương Hội đã đề xuất và được đưa vào Pháp lệnh

nghĩa vụ lao động, giảm cho phụ nữ từ 20 ngày lao động nghĩa vụ trong năm xuống

còn 10 ngày. Trong khi trước đây, phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi đều phải lao động nghĩa

vụ, nay chỉ giới hạn đến 25 tuổi. Năm 1989, Trung ương Hội còn tham gia xây

dựng Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân (1989) trong đó có Chương 8 quy định về bảo

vệ sức khỏe phụ nữ và trẻ em, Điều 43 đến Điều 47 quy định về sử dụng lao động

nữ, về quyền khám chữa bệnh của phụ nữ, về phòng khám sản khoa… Các cấp hội

đã tham gia xây dựng, kiểm tra giám sát việc thi hành luật pháp, chính sách có liên

quan trực tiếp đến phụ nữ, trẻ em như: Luật Hôn nhân – Gia đình, Bộ Luật Dân sự,

Luật Lao động.

Giai đoạn này, chính sách hậu phương quân đội tiếp tục được Hội phụ nữ

Việt Nam quan tâm, coi đây là một trong những nhiệm vụ thường xuyên của Hội.

61

Dựa trên chủ trương chung của Trung ương Hội, các cấp hội đã tích cực vận động,

tổ chức phụ nữ trở thành một lực lượng nòng cốt trong các phong trào đền ơn đáp

nghĩa. Trong năm năm (1987-1992), Hội phụ nữ cả nước đã nhận đỡ đầu 90.000

con liệt sĩ, chăm sóc 18.000 bố mẹ liệt sĩ cô đơn, giúp đỡ 100.000 vợ liệt sĩ, ủng hộ

các gia đình thương binh liệt sĩ 5,2 tỉ đồng. Đây là kết quả đáng ghi nhận của các

cấp hội phụ nữ cả nước với công tác hậu phương quân đội, chăm sóc gia đình chính

sách, gia đình có công, thể hiện tinh thần tương thân tương ái, đoàn kết và truyền

thống “uống nước nhớ nguồn” trong hoàn cảnh kinh tế - xã hội cả nước gặp rất

nhiều khó khăn.

Nhiệm kỳ 1987 – 1992, Hội đã phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác với

nhiều tổ chức, cá nhân phụ nữ, với các tổ chức thuộc Liên Hiệp quốc, các tổ chức

xã hội – nhân đạo trên khắp Thế giới. Mối quan hệ hữu nghị, hợp tác mở rộng đó đã

nâng cao vị thế của Hội LHPNVN trong Liên đoàn phụ nữ dân chủ thế giới, đồng

thời tạo điều kiện thuận lợi cho Hội trong thực hiện các hoạt động công tác của

mình. Thông qua các chương trình trao đổi thông tin, trảo đổi đoàn, cử các đoàn

tham dự các hội nghị, hội thảo quốc tế và khu vực…, Hội LHPNVN đã nhận được

sự hỗ trợ, giúp đỡ, tài trợ của các tổ chức quốc tế: UNICEF, các tổ chức phi chính

phủ của các nước… vào chương trình chăm sóc quyền lợi phụ nữ, trẻ em, xóa đói

giảm nghèo góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội chung của cả nước.