HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐẠI HỘI PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ VI, KHẲNG ĐỊNH CHỨC NĂNG CỦA HỘI LHPNVN LÀ “GIÁO DỤC, ĐỘNG VIÊN PHỤ NỮ THAM GIA XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC,, ĐẠI DIỆN CHO QUYỀN BÌNH ĐẲNG, L...

2.1.2. Hoạt động chính của Hội

Tham gia quản lý Nhà nước

Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ VI, khẳng định chức năng của Hội

LHPNVN là “giáo dục, động viên phụ nữ tham gia xây dựng chủ nghĩa xã hội và

bảo vệ Tổ quốc,, đại diện cho quyền bình đẳng, làm chủ tập thể của phụ nữ, tham

gia quản lý Nhà nước, quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội

của đất nước.” [87, tr.29] Tạo điều kiện cho sự chuyển hướng mạnh nội dung và

phương thức hoạt động của Hội theo đúng chức năng Đại hội đã đề ra, cần một văn

bản thể chế hóa cụ thể vai trò của Hội trong việc tham gia công việc Nhà nước. Hội

cùng các cấp, ngành có liên quan tiến hành khảo sát thực tế ở các địa phương, trưng

cầu dân ý các cấp, các ngành về vai trò, vị trí, khả năng, cơ chế để Hội phụ nữ có

điều kiện tham gia công việc quản lý Nhà nước. Nhân dịp 20/10/1988, Hội đồng Bộ

trưởng đã ban hành Quyết định số 163/HĐBT, ngày 18/10/1988 về “quy định trách

nhiệm của các cấp chính quyền trong việc bảo đảm cho các cấp Hội Liên hiệp phụ

nữ Việt Nam tham gia quản lý Nhà nước”. Quyết định nêu rõ: “Các Bộ, Ủy ban Nhà

nước các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Ủy ban nhân dân các cấp (sau

đây gọi chung là các cấp chính quyền) khi xây dựng kế hoạch Nhà nước, hoặc có

chủ trương giải quyết các vấn đề kinh tế xã hội có liên quan đến phụ nữ, trẻ em phải

bàn với Hội Liên hiệp phụ nữ cùng cấp. Trong quá trình thực hiện các chủ trương

và kế hoạch nói trên, nếu có sự thay đổi bổ sung quan trọng cũng phải trao đổi với

Hội liên hiệp phụ nữ”. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên thể chế hóa vai trò, vị trí của

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đại diện quyền làm chủ của phụ nữ tham gia quản

lý Nhà nước, thể chế hóa quan hệ hợp tác, phối hợp giữa các cấp chính quyền và

các cấp Hội thành những quy định cụ thể.

Thực hiện Quyết định này là điều kiện để Hội LHPNVN phát huy vai trò,

chức năng đại diện cho quyền làm chủ của phụ nữ, trẻ em. Hội LHPNVN xác định,

52

việc thực hiện Quyết định 163/HĐBT, phát huy vai trò chủ động, tích cực của các

cấp Hội để phối hợp với các cấp chính quyền để tham gia quản lý Nhà nước có hiệu

quả là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Hội có Kế hoạch chỉ đạo,

hướng dẫn các cấp hội thực hiện Quyết định; giáo dục tuyên truyền phổ biến rộng

rãi Quyết định đến đông đảo cán bộ nữ các cấp hội và các cơ quan liên quan. Hội đã

phân chia việc gì làm được trước, việc gì làm sau để hướng dẫn các cấp thực hiện.

Trung ương Hội chỉ đạo điểm 3 địa phương là: Hải Phòng, Vĩnh Phúc, thành phố

Hồ Chí Minh làm trước và rút kinh nghiệm, nhân rộng ra cả nước. Việc triển khai ở

3 tỉnh đã tổ chức phổ biến kinh nghiệm tại Hội nghị Ban Chấp hành Hội LHPNVN

tháng 2/1989. Đến đầu năm 1992, 40/49 tỉnh, thành phố và 30 Bộ, ngành đã sơ kết 3

năm thực hiện Quyết định 163/HĐBT. Với Quyết định này, quan hệ hợp tác, phối

hợp giữa tổ chức Hội với các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn thể thay đổi căn bản;

các hình thức phối hợp theo chương trình đang được phát triển và thực hiện có hiệu

quả. Từ khi có Quyết định 163/HĐBT, các cấp Hội LHPNVN, các Ban Nữ công

Tổng Công đoàn các cấp được tham gia bàn bạc những chủ trương kế hoạch phát

triển đất nước, được tham gia xây dựng chính sách, luật pháp và được giám sát các

hoạt động của cơ quan Nhà nước về những vấn đề có liên quan đến phụ nữ, trẻ em;

được tạo điều kiện về kinh phí và phối hợp hoạt động với các cấp chính quyền;

được là thành viên trong các Hội đồng tuyển sinh, tuyển lao động, tuyển nghĩa vụ

quân sự, phân phối nhà ở đất đai, khen thưởng và kỷ luật.

Ngoài các cấp Hội từ Trung ương đến cơ sở được tạo điều kiện, trực tiếp

tham gia quản lý Nhà nước ở các cấp, tại 870 xí nghiệp trong toàn quốc cũng có đại

diện Ban Nữ công tham gia bàn bạc các chủ trương kế hoạch của nhà máy và

những vấn đề có liên quan đến phụ nữ và trẻ em. 20 tỉnh hội đã đề xuất được thêm

chính sách trợ cấp đối với cán bộ nữ đi học từ 100.000đ đến 200.000đ/ tháng. Hội

phụ nữ Hải Phòng đã tham gia đề xuất chế độ cho phụ nữ đơn thân được chia nhà

khi về mất sức, nghỉ việc, Sở Xây dựng đã giải quyết cho 40 chị em có nhà; 13/13

quận, huyện có Hội Liên hiệp tham gia các Hội đồng tư vấn. Tỉnh Hội Vĩnh Phúc

xây dựng các công trình phúc lợi với 126 nhà trẻ, 60 lớp mẫu giáo, 17 trạm xá. Định

kỳ, 6 tháng một lần chính quyền tỉnh, thành phố làm việc với Hội LHPN cùng cấp,

53

3 tháng một lần ở xã, phường, quận, huyện. Đến năm 1992, 40/40 tỉnh, thành, 237

quận, huyện, 2.851 xã, phường đã có quy chế hoạt động cụ thể giữa các cấp chính

quyền và các cấp Hội. [78, tr.6]

Quyết định 163/HĐBT đánh dấu bước chuyển quan trọng trong quan hệ phối

hợp giữa Hội LHPNVN với các cấp, các ngành trở thành cơ chế, thể chế của Nhà

nước mang tính pháp lý không còn phối hợp theo tình cảm từng nơi, từng lúc.

Tổng kết phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”

Năm 1988 phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” thực

hiện được 10 năm. Sau một thập kỷ phát động và thực hiện, phong trào đã đạt được

nhiều thành tích đóng góp có hiệu quả vào tình hình kinh tế - xã hội đất nước những

năm đầu sau giải phóng, đặc biệt trong những năm đất nước có chiến tranh ở biên

giới Tây Nam và biên giới phía Bắc. Nhằm đánh giá truyền thống cách mạng,

truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm của phụ nữ trong

giai đoạn hiện nay; phát huy khả năng cách mạng to lớn của phụ nữ trong việc thực

hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội năm 1988 – 1990, tổng kết kinh nghiệm của

phong trào, đưa phong trào phát triển cao hơn, phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới,

động viên các tầng lớp phụ nữ phấn đấn thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội

Đảng và Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI, ngày 27/5/1988, Đoàn Chủ tịch

Trung ương Hội LHPNVN ra Chỉ thị số 04/CT về việc tổng kết phong trào “Người

phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 10 năm 1978 – 1988.

Thái Bình là một trong những tỉnh phong trào “Người phụ nữ mới xây dựng

và bảo vệ Tổ quốc" phát triển mạnh. Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào, toàn

tỉnh bình bầu được 109.151 chị em đạt danh hiệu từ 1 đến 10 năm, trong đó có