Ở CÁC CẤP HỌC, TỶ LỆ NỮ HỌC SINH, SINH VIÊN GẦN CÂN BẰNG VỚI NAM

2000, ở các cấp học, tỷ lệ nữ học sinh, sinh viên gần cân bằng với nam. Cấp tiểu

học và trung học cơ sở đạt trên 47%, phổ thông trung học 46,7%, cao đẳng 49% và

đại học 43,7%. Phụ nữ có trình độ trên đại học đạt tỷ lệ 24,5%.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đặc biệt quan tâm và tổ chức nhiều hoạt

động hỗ trợ phụ nữ nâng cao nhận thức chính trị - văn hoá - xã hội, trình độ học

vấn, chuyên môn nghiệp vụ. Các cấp Hội đã tập trung xây dựng mạng lưới báo cáo

viên, tuyên truyền viên; đẩy mạnh tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại

chúng, tổ chức các chiến dịch truyền thông và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn.

Trung ương Hội, các tỉnh-thành Hội coi trọng cải tiến hình thức, nâng cao chất

lượng nội dung và hiệu quả tuyên truyền giáo dục của sách, báo, tạp chí, tài liệu

truyền thông, trưng bày triển lãm về phụ nữ. Từ những hoạt động đó, hàng chục

triệu phụ nữ đã được tiếp cận thông tin, nâng cao nhận thức về luật pháp, chính sách

103

liên quan đến phụ nữ - trẻ em, kiến thức về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

Các cấp Hội, Nữ công đã tích cực phối hợp cùng các ngành chức năng tổ chức lớp

học tình thương; xây dựng quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó; vận động,

giúp đỡ trẻ em bỏ học trở lại trường... Đối với phụ nữ vùng sâu, vùng cao còn mù

chữ, Hội đã tổ chức, vận động chị em tham gia lớp học xoá mù chữ và giáo dục sau

xoá mù chữ, kết hợp với hoạt động tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ ... Bằng

những việc làm thiết thực, phụ nữ đã góp phần thực hiện chỉ tiêu quốc gia về phổ

cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ ở 100% các tỉnh, thành phố.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã có nhiều hoạt động hỗ trợ xây dựng gia

đình theo tiêu chí “no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ở cơ sở, gắn với phong

trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” ở khu dân cư. Các cấp Hội và

Nữ công đã phối hợp cùng các ngành chức năng vận động, hướng dẫn phụ nữ thực

hiện kế hoạch hoá gia đình, chăm sóc sức khoẻ phụ nữ - trẻ em, phòng chống dịch

bệnh, phòng chống HIV-AIDS, phòng chống tệ nạn xã hội từ gia đình. Nhiều mô

hình truyền thông hiệu quả như câu lạc bộ, hội thi, hội nghị biểu dương... có tác

động tích cực trong việc xây dựng gia đình đã thu hút đông đảo các đối tượng phụ

nữ và cả nam giới tham gia. Thành tựu giảm tỷ lệ phát triển dân số còn 1,4%, trẻ em

suy dinh dưỡng giảm còn 33,8%, các bệnh bại liệt, thiếu vitamin A, bệnh uốn ván

sơ sinh cơ bản được thanh toán vào năm 2000, hơn 7,8 triệu hộ gia đình đạt tiêu

chuẩn “Gia đình văn hoá”, có sự đóng góp tích cực của đội ngũ cán bộ Hội, cán bộ

Nữ công và chị em phụ nữ khắp mọi miền đất nước.

Phong trào “đền ơn đáp nghĩa” tiếp tục phát triển mạnh trong các tầng lớp

phụ nữ, được các cấp Hội luôn quan tâm và có nhiều việc làm thiết thực. Các cấp

Hội đã vận động phụ nữ cả nước tham gia phụng dưỡng các Bà mẹ Việt Nam anh

hùng, mẹ liệt sĩ cô đơn, chăm sóc đỡ đầu con liệt sĩ, chăm sóc thương binh nặng tại

nhà, hỗ trợ gia đình chính sách phát triển kinh tế gia đình; tặng các gia đình thương

binh, liệt sĩ 17.943 sổ tiết kiệm trị giá 9.035 triệu đồng; ủng hộ xây dựng nhà tình

104

nghĩa 20.437 triệu đồng. Những việc làm tình nghĩa đó thể hiện lòng biết ơn của

phụ nữ cả nước đối với các anh hùng, liệt sĩ, thương binh đã hy sinh cho Tổ quốc.