2 HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA HỘI TẤT CẢ CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI NHIỆM KỲ 1992 – 1997 XOAY QUANH THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ 5 CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG TÂM ĐÃ ĐƯỢC ĐẠI HỘI PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ VII ĐỀ RA

2.2.2 Hoạt động chính của Hội

Tất cả các hoạt động của Hội nhiệm kỳ 1992 – 1997 xoay quanh thực hiện có

hiệu quả 5 chương trình trọng tâm đã được Đại hội Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII đề ra.

Chương trình Bồi dưỡng nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ

Đất nước đang trong thời kỳ đổi mới toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của

đời sống xã hội, trong đó, phụ nữ chiếm 50% dân số và lao động xã hội là lực lượng

67

to lớn, đóng góp quan trọng vào sự thành công của sự nghiệp đổi mới đất nước.

Chương trình Bồi dưỡng nâng cao kiến thức năng lực cho phụ nữ được coi là

chương trình trọng tâm hàng đầu nhằm nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt cho

phụ nữ, tạo điều kiện cho phụ nữ tham gia hoạt động xã hội và tổ chức cuộc sống

gia đình, nâng cao địa vị phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng. Trong đó, tập trung

vào các nội dung chính: tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương của Đảng,

luật pháp, chính sách của Nhà nước mới ban hành, đặc biệt những vấn đề có quan

hệ thiết thân đến phụ nữ; tuyên truyền hoạt độngcủa Hội, thành tích của phụ nữ Việt

Nam gắn liền với các sự kiện quan trọng của phụ nữ thế giới; hướng dẫn kiếnthức

về kỹ thuật, công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, kỹ năng xây dựng dự án

nhỏ và lập kế hoạch sản xuất của hộ gia đình, kinh nghiệm quản lý và sử dụng vốn

có hiệu quả; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em,

dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống dịch bệnh và bảo vệ môi trường; kiến

thức kinh nghiệm về nuôi dạy con khoa học gắn với phòng chống tệ nạn xã hội và

phòng chống HIV-AIDS; vận động phụ nữ tham gia chương trình xóa nạn mù chữ

và học tập nâng cao trình độ văn hóa sau xóa mù chữ; tuyên truyền về truyền thống

vẻ vang của dân tộc cũng như truyền thống phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất,

trung hậu, đảm đang để bồi dưỡng phẩm chất người phụ nữ trong thời kỳ mới.

Vào các ngày lễ lớn của dân tộc, đất nước (30/4, 1/5, 2/9, 8/3, 20/10...) các

cấp hội, đơn vị trực thuộc, các ban nữ công đã tiến hành các cuộc mít tinh rầm rồ

gây khí thế sôi nổi trong toàn quốc; tổ chức các cuộc họp mặt, tọa đàm, gặp gỡ với

các Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nữ cách mạng lão thành, lãnh đạo hội, cán bộ hội

các thời kỳ, phụ nữ tiêu biểu của phong trào «ba đảm đang», «năm tốt», nữ thanh

niên xung phong, nữ tù chính trị, nữ doanh nhân giỏi, nữ vượt khó nuôi dạy con tốt,

nữ có đạo tiêu biểu, nữ tu các nhà chùa... Các hoạt động này được tiến hành rầm rộ,

quy mô từ Trung ương đến cơ sở, từ đồng bằng đến các vùng cao vùng sâu, vùng

xa. Hàng loạt các hội thi được tổ chức ở các tỉnh, thành mang nhiều nội dung mới

về tìm hiểu lịch sử đảng bộ địa phương, «Cháu khỏe ngoan – Ông bà chăm sóc tốt»,

«Phụ nữ dân tộc duyên dáng»... Các ngành, nghề có «Vẻ đẹp ứng xử văn minh

68

thương nghiệp», «Mậu dịch viên giỏi», «Thu ngân giỏi»... Hàng loạt các buổi tọa

đàm, nói chuyện chuyên đề được tổ chức chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc con, dạy

con khoa học, làm kinh tế gia đình... Các tuần báo, trang báo phụ nữ, các chương

trình phát thanh và truyền hình phụ nữ, những bộ sách xuất bản theo chủ đề phụ nữ

và gia đình, cẩm nang «Những điều cần cho sự sống»... đã phát huy tác dụng không

chỉ dừng lại ở đối tượng phụ nữ và tác động đến đông đảo nam giới, mọi ngành,

mọi cấp quan tâm đến vấn đề phụ nữ và gia đình.

Theo số liệu thống kê năm 1992, có khoảng 4 triệu phụ nữ trong độ tuổi mù

chữ, gấp 2,4 lần so với nam giới cùng độ tuổi. Đây thực sự là rào cản đối với sự

phát triển của phụ nữ nói riêng và sự phát triển chung của đất nước. TW Hội và các

cấp hội tiếp tục phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục, bộ đội biên phòng tổ chức

nhiều lớp xóa mù chữ, đặc biệt là vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, biên giới.

Bằng các hình thức tuyên truyền giáo dục phù hợp với điều kiện từng địa phương và

từng đối tượng phụ nữ: nói chuyện chuyên đề, mít tinh, tọa đàm, hội thảo liên hoan

văn nghệ…; phát triển mạnh các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, hội thi, đến cuối

năm 1994, đã xóa nạn mù chữ cho 100% cán bộ chủ chốt cấp cơ sở vùng đồng

bằng, trung du và từ 40-50% cán bộ hội chủ chốt cấp cơ sở các tỉnh miền núi. Từ

năm 1992 đến năm 1997, các cấp hội phụ nữ đã góp phần xóa nạn mù chữ cho