313 PHỤ NỮ TRONG ĐỘ TUỔI [39, TR

195.313 phụ nữ trong độ tuổi [39, tr.32]

Việc thực hiện có kết quả các nội dung cụ thể của chương trình Bồi dưỡng

nâng cao kiến thức và năng lực cho phụ nữ đã góp phần nâng cao kiến thức nhiều

mặt, nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho phụ nữ, giữ gìn và phát huy bản sắc

văn hóa dân tộc và đạo đức truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, góp phần tích

cực xây dựng người phụ nữ mới, người lao động mới.

Chương trình hỗ trợ các hoạt động tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho phụ nữ

Trong bối cảnh đất nước mới chuyển sang thời kỳ thực hiện cơ chế quản lý

và chính sách kinh tế mới, đời sống đại bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, một

bộ phận phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ nghèo ở nông thôn thiếu việc làm. Theo điều tra

xã hội học năm 1992, cả nước có trên 28% số hộ sống ở mức nghèo đói, 90% người

69

nghèo sống ở nông thôn. [39, tr.32] Trong đó, nguyên nhân cơ bản được xác định là

do thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức và kinh nghiệm làm ăn hoặc không có nghề

nghiệp. Xuất phát từ thực tiễn đó, TW Hội và các cấp hội đã xác định địa bàn nông

thôn và phụ nữ nghèo là đối tượng chính của chương trình. Các hoạt động của

chương trình tập trung vào giải quyết những khó khăn cụ thể về vốn, kiến thức, kinh

nghiệm làm ăn, đào tạo nghề.

Có thể nói chương trình này là sự phát triển, bổ sung của chương trình “Phụ

nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” theo hướng giúp phụ nữ đi vào hoạt động kinh

tế, tìm cách tạo thêm việc làm, tăng sản phẩm cho xã hội, tăng thu nhập, giảm bớt

các gia đình nghèo khổ, góp phần ổn định đời sống, ổn định xã hội, thực hiện bình

đẳng về kinh tế cho phụ nữ. Với mục tiêu đó, đây là chương trình được các cấp Hội

xác định là mũi nhọn làm đòn bẩy thúc đẩy các chương trình khác.

Các cấp hội, đơn vị trực thuộc, các ban nữ công đã tập trung khai thác và

quản lý các nguồn vốn từ quỹ xóa đói giảm nghèo, quỹ ưu đãi các hộ nghèo của

ngân hàng nông nghiệp. Từ mô hình điểm “Nhóm phụ nữ tiết kiệm”, lấy hoạt động

tín dụng tiết kiệm làm trung tâm, lồng ghép các nội dung hoạt động khác của Hội

nhằm tạo ra một cơ chế quản lý đảm bảo an toàn nguồn vốn và sử dụng vốn có hiệu

quả trên cơ sở trách nhiệm và đoàn kết giữa các thành viên trong nhóm, “Nhóm phụ

nữ tiết kiệm” phát triển mạnh ra diện, Hà Nội 100% các xã phường đã có 3770

nhóm. Đến năm 1996, hầu hết các tỉnh thành đều có nhóm Phụ nữ tiết kiệm và số

nhóm này tăng nhanh như: Quảng Trị 1.489 nhóm, Tuyên Quang 1405 nhóm, Bình

Định 1.312 nhóm. [39, tr. 6] Các “Nhóm phụ nữ tiết kiệm” làm ăn có hiệu quả, có

lãi, có vốn quay vòng nhanh và tạo được nguồn vốn bền vững, là sự khởi đầu cần

thiết của hoạt động tín dụng, tạo cơ sở cho việc xây dựng Ngân hàng Phụ nữ sau

này. TW Hội tiếp tục phát triển Quỹ tình thương và phát động Ngày tiết kiệm vì phụ

nữ nghèo năm 1996 để phát triển nguồn vốn tín dụng cho phụ nữ nghèo đảm bảo

lâu dài, bền vững. Sau hai đợt phát động phong trào Ngày tiết kiệm vì phụ nữ

nghèo, cả nước đã vận động được 42,8 tỉ đồng. [38, tr.34] Cuối năm 1996, tổng số

vốn cho phụ nữ vay sản xuất kinh doanh qua tổ chức Hội phụ nữ các cấp là trên

70