ĐẢM NHIỆM PHỤC VỤ CHIẾN ĐẤU KHI CẦN THIẾT

3. Đảm nhiệm phục vụ chiến đấu khi cần thiết.

Năm 1968, phong trào Ba đảm đang được đẩy lên thành cao trào Ba đảm

đang với các nội dung: Đảm đang sản xuất, công tác; Đảm đang gia đình; Đảm đang

phục vụ chiến đấu và chiến đấu.

Phong trào phụ nữ “ba đảm đang” chiến đấu chống Mỹ cứu nước nhằm huy

động và khuyến khích cao nhất tinh thần cách mạng của quần chúng phụ nữ vào

nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN thành hậu phương vững chắc cho

miền Nam, qua đó khích lệ tinh thần đấu tranh của lực lượng vũ trang và tăng

cường chi viện cho miền Nam.

Thực hiện chủ trương của Trung ương Hội, các Ban, các cấp Hội đã nhanh

chóng có kế hoạch học tập, triển khai kế hoạch thực hiện “ba đảm đang” rộng rãi

đến quần chúng nhân dân thông qua các buổi nói chuyện, tọa đàm, hội nghị cơ

15

sở…. Song song với việc tổ chức chỉ đạo dọc theo các cấp hội, Hội LHPNVN cũng

thực hiện phối hợp ngang với các ngành khác nhằm đưa phong trào “ba đảm đang”

thực sự trở thành hoạt động thi đua sôi nổi, chủ yếu của phụ nữ miền Bắc trong giai

đoạn 1965 – 1968.

Bằng nhiều hình thức tuyên truyền, giáo dục, khích lệ, động viên “Ba đảm

đang” đã nhanh chóng trở thành phong trào thi đua sôi nổi, rộng khắp và thu được

nhiều kết quả. Năm 1967, Ban thường trực Trung ương Hội trao tặng cờ “3 đảm

đang” cho phong trào phụ nữ 19 tỉnh, thành có thành tích xuất sắc trong phong trào

3 đảm đang. Và trao tặng bằng khen cho 7 tỉnh có nhiều cố gắng đã đạt thành tích

từng mặt trong phong trào “3 đảm đang”.

Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo kịp thời, bám sát tình hình thực

tế, luôn coi trọng công tác tuyên truyền giáo dục về phong trào bằng nhiều hình

thức phong phú, đặc biệt là việc phổ biến kinh nghiệm và điển hình tiên tiến. Hội

cũng thường xuyên quan tâm đến công tác thi đua, khen thưởng trong các dịp lễ

hàng năm (8/3, 20/10) và khen thưởng đột xuất để động viên chị em.

Kết quả, gần 2000 phụ nữ đạt thành tích xuất sắc trong mọi lĩnh vực công

tác, học tập, sản xuất, chiến đấu và phục vụ chiến đấu đã được tặng thưởng huy hiệu

Bác Hồ, 4 triệu phụ nữ được TW Hội LHPNVN khen tặng danh hiệu phụ nữ Ba

đảm đang.

Những thành tích to lớn của phụ nữ trong phong trào “ba đảm đang” hoàn

toàn xứng đáng với 8 chữ vàng mà Hồ Chủ tịch tặng cho phụ nữ nhân kỷ niệm 20

năm ngày thành lập Hội LHPNVN (20/10/1966): dũng cảm, đảm đang, chống Mỹ,

cứu nước.

Phong trào “Ba đảm đang” là cống hiến lớn lao của phụ nữ Việt Nam trong

sự nghiệp đấu tranh thống nhất nước nhà, đã trở thành biểu tượng của phong trào

yêu nước của phụ nữ Việt Nam. Phong trào đã tôn vinh được 42 nữ anh hùng, 9 đơn

vị nữ anh hùng, 1.718 chị em được thưởng huy hiệu Bác Hồ, trên 5.000 chị em là

chiến sỹ thi đua toàn quốc, gần 4 triệu hội viên đạt danh hiệu phụ nữ “Ba đảm

đang”. [24, tr.36-66]

16

Đây được coi là mốc son chói lọi trong lịch sử phong trào phụ nữ Việt Nam

cũng như hoạt động của Hội LHPNVN. Qua việc tổ chức, chỉ đạo, triển khai thực

hiện phong trào, Hội LHPNVN xứng đáng là cơ quan tham mưu của Đảng về công

tác vận động phụ nữ, đồng thời Hội đã chứng tỏ năng lực chỉ đạo, thu hút, tập hợp

rộng rãi mọi tầng lớp phụ nữ, phát huy được khả năng cách mạng to lớn của chị em

vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước anh dũng của dân tộc.

Với việc tham gia tích cực trong phong trào Ba đảm đang, phụ nữ Việt Nam

đã thể hiện được vai trò, khả năng cách mạng to lớn, tinh thần yêu nước, lao động

sáng tạo, ý chí tự cường vươn lên, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, sẵn sàng hy sinh

vì Tổ quốc, vì nhân dân của hàng chục triệu phụ nữ của thời đại Hồ Chí Minh .

Thắng lợi của phong trào “Ba đảm đang” đã khẳng định đường lối công tác

phụ vận của Đảng và Nhà nước XHCN là hoàn toàn đúng đắn. Hội LHPNVN đã chỉ

đạo cụ thể và đưa phong trào đạt nhiều thành tích, kết quả to lớn. Hội đã động viên

cổ vũ, hướng dẫn các tầng lớp phụ nữ phấn đấu thực hiện “ ba đảm đang”, nghiên

cứu đề xuất với Đảng và nhà nước các chế độ chính sách đối với phụ nữ để tạo điều

kiện cho chị em phấn đấu vươn lên. Thành công của phong trào “Ba đảm đang” là

tiền đề, kinh nghiệm quan trọng của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tiếp tục phát

động, chỉ đạo, tổ chức, thực hiện các cuộc vận động, phong trào thi đua sau này đối

với phụ nữ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Cùng với phụ nữ miền Bắc, phụ nữ miền Nam tích cực tham gia các phong

trào, các hoạt động đấu tranh do Hội Phụ nữ Giải phóng tổ chức. Từ khi ra đời, song

song với phát triển tổ chức, Hội Liên hiệp phụ nữ Giải phóng đã tích cực vận động,

tuyên truyền, tổ chức đông đảo đội ngũ cán bộ, hội viên tham gia đấu tranh chính

trị, đấu tranh vũ trang, công tác binh vận, địch vận, góp phần đánh bại các chiến

lược «Chiến tranh đặc biệt», «Chiến tranh cục bộ», «Việt Nam hóa chiến tranh»,

đấu tranh đòi thi hành Hiệp định Pari, bảo vệ hòa bình. Đặc biệt, trong cuộc Tổng

tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, cùng nhân dân cả nước, phụ nữ miền Nam với

tinh thần «Tất cả để góp phần giải phóng quê hương» đã phát huy khí thế cách

mạng sôi sục, tích cực tham gia lực lượng khởi nghĩa ở các tỉnh, chăm sóc thương

17

binh, truy lùng ác ôn địch còn lẩn trốn... góp phần vào thắng lợi của cuộc Tổng tiến

công và nổi dậy mùa xuân 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Nghị quyết Nghị quyết 238 – NQ/TW của Bộ Chính trị về việc tổng kết

phong trào phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng khẳng định, phong trào phụ

nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trưởng thành vượt bậc và đã có những

đóng góp to lớn vào sự nghiệp cách mạng, phụ nữ Việt Nam đã giành được quyền

bình đẳng nam nữ về mọi mặt và quyền ấy đã được ghi trong Hiến pháp nước Việt

Nam Dân chủ Cộng hòa. Để ghi lại những thành tích, rút ra những kinh nghiệm phát

huy hơn nữa truyền thống tốt đẹp và khả năng cách mạng của phụ nữ Việt Nam,

Trung ương Đảng chỉ đạo các cấp các ngành tổng kết phong trào phu ̣ nữ nhằm tăng

cường công tác phụ vận của Đảng. Thực hiện chủ trương này, Trung ương Hội Liên

hiệp phụ nữ Việt Nam đã thành lập Tiểu ban tổng kết phong trào phụ nữ Việt Nam

do bà Nguyễn Thị Thập, Ủy viên Trung ương Đảng, phụ trách. Ngoài ra còn có 15

cán bộ, nhân viên giúp Tiểu ban. Bộ phận tổng kết nằm trong biên chế của Trung

ương Hội phụ nữ, nhưng làm việc trực tiếp với Ban bí thư Trung ương Đảng.