000 TỈ ĐỒNG VỚI GẦN 2 TRIỆU PHỤ NỮ ĐƯỢC VAY VỐN, TRONG ĐÓ PHỤ NỮ NGHÈO CHIẾM 67%; CẢ NƯỚC CÓ TRÊN 60 NGHÌN “NHÓM PHỤ NỮ TIẾT KIỆM” VÀ GẦN 80 NGHÌN NHÓM PHỤ NỮ VAY VỐN ĐÃ ĐƯỢC THÀNH LẬP

1.000 tỉ đồng với gần 2 triệu phụ nữ được vay vốn, trong đó phụ nữ nghèo chiếm

67%; cả nước có trên 60 nghìn “Nhóm phụ nữ tiết kiệm” và gần 80 nghìn nhóm phụ

nữ vay vốn đã được thành lập. [38, tr.34]

Các nhóm phụ nữ chăn nuôi lợn, Tổ phụ nữ tương trợ, Hội làm vườn, Nhóm

phụ nữ hùn vốn, Tổ chế biến hải sản, Tổ vần đổi công được thành lập để phụ nữ

giúp nhau về giống và vốn. Phong trào “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” tiếp

tục được duy trì và mở rộng trong nhiệm kỳ này. Qua 5 năm, chị em đã giúp nhau

không tính lãi tổng số tiền, vàng với giá trị gần 300 tỉ đồng và trên 3 triệu con heo

giống. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nông nghiệp, hệ thống các trung tâm khuyến nông,

khuyến lâm tổ chức hơn 176.000 lớp hướng dẫn kỹ năng lập dự án, quản lý vốn và

chuyển giao kỹ thuật, công nghệ mới cho phụ nữ đến đối tượng phụ nữ được Hội hỗ

trợ vốn sản xuất kinh doanh và đông đảo phụ nữ có nhu cầu.

Song song với việc hỗ trợ vốn, giống, kinh nghiệm làm ăn, các cấp hội từ

TW đến cơ sở đặc biệt quan tâm đến công tác tạo việc làm cho phụ nữ hướng tới

giải quyết tận gốc vấn đề phụ nữ nghèo. TW Hội có Trung tâm dạy nghề và giới

thiệu việc làm ở phía Bắc và Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm Thăng

Long ở phía Nam. Ở các cấp hội, các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm

cũng được thành lập, phát triển và hoạt động có hiệu quả thiết thực với các nghề:

may công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, ngoại ngữ, tin học… Đến năm 1996, 38/53

tỉnh, thành phố có trung tâm dạy nghề cấp tỉnh, riêng năm 1996, 2/12 trung tâm

nhận được kinh phí đầu tư hỗ trợ từ Quỹ Quốc gia xúc tiến việc làm, với số tiền 370

triệu. Tính chung ở tất cả các cấp hội đã có 40 trung tâm và 133 cơ sở dạy nghề, mở

được 16.578 lớp dạy nghề cho 382.298 học viên, trong đó có 168.360 học viên

được tạo việc làm sau khi học nghề. [38, tr.35]

Thành công của mô hình “Nhóm phụ nữ tiết kiệm” và việc triển khai thực

hiện có kết quả các nội dung hoạt động, chương trình hỗ trợ phụ nữ tạo thêm việc

làm, tăng thu nhập đã trở thành chương trình mũi nhọn thúc đẩy thực hiện các

chương trình hoạt động khác của hội; đồng thời góp phần quan trọng vào việc thực

hiện có hiệu quả chương trình xóa đói, giảm nghèo của quốc gia và một số chương

71

trình kinh tế - xã hội ở các địa phương trong cả nước, góp phần tích cực giải quyết

tình trạng thiếu việc làm, hạn chế cho vay nặng lãi, bán lúa non ở nông thôn; góp

phần nâng cao uy tín của Hội, củng cố tổ chức cơ sở hội.

Chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế

hoạch, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình no ấm, hòa thuận, bền vững, tiến bộ

Chương trình nhằm giúp phụ nữ biết tổ chức cuộc sống gia đình, nâng cao

sức khỏe cho phụ nữ và trẻ em, thực hiện sinh đẻ có kế hoạch, giáo dục con cái và

xây dựng gia đình hạnh phúc. Chương trình được triển khai vào thời điểm các

chương trình quốc gia về y tế, giáo dục, dân số, môi trường, phòng chống tệ nạn xã

hội… được đẩy mạnh trên diện rộng. Mặt khác, việc thực hiện chương trình có liên

quan, phụ thuộc đến nhiều ngành: Y tế, Giáo dục, Lao động thương binh xã hội, Ủy

ban Quốc gia dân số… nên trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện, các cấp hội luôn

luôn gắn các nội dung hoạt động của Hội với chương trình quốc gia, coi trọng xây

dựng mối quan hệ phối hợp, thống nhất hành động với các ngành trên cơ sở ký kết

hợp đồng trách nhiệm. Đây là yếu tố đảm bảo cho sự thành công của chương trình.

Để có biện pháp hữu hiệu trong chương trình chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ

em, TW Hội đã hướng dẫn các tỉnh, thành hội, đơn vị khảo sát thực trạng tình hình

của các chương trình Dân số - sức khỏe và chương trình vận động phụ nữ nghiên

cứu, áp dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ việc làm tăng thu nhập.

Với việc ký kết hợp đồng trách nhiệm, Hội phụ nữ các cấp đã tham gia vào

các chương trình Dân số và sức khỏe; Hội là thành viên chính thức, tham gia ban

chỉ đạo của Ủy ban Dân số KHHGĐ, Ủy ban phòng chống AIDS, Ủy ban Chăm

sóc, bảo vệ bà mẹ trẻ em, chương trình tiêm chủng mở rộng, chương trình dinh

dưỡng PAM 3844… Phần lớn các tỉnh, thành hội đều có kế hoạch phối hợp tốt với

các ban, ngành có liên quan để triển khai hoạt động chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ

em ở địa phương.

Các cấp hội, ban nữ công các cấp thường xuyên tiến hành các hoạt động

chăm sóc sức khỏe phụ nữ, trẻ em với nhiều nội dung thiết thực, phong phú: tổ chức

các lớp về triển khai chương trình dinh dưỡng, nuôi dạy con khoa học, vận động

72

thực hiện tốt công tác tiêm chủng mở rộng đối với trẻ em trong độ tuổi, tiêm phòng

uốn ván cho 80-100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ có thai, phát động

phong trào chăm sóc sức khỏe trẻ em suy dinh dưỡng; tổ chức Ngày hội hạnh phúc

– khám chữa phụ khoa cho phụ nữ; thực hiện chương trình Nước sạch – vệ sinh môi

trường; tuyên truyền phòng chống sốt rét, bướu cổ… Năm 1997, hưởng ứng ngày

Dân số Việt Nam (01/4), lần đầu tiên ở Việt Nam, TW Hội và 40 tỉnh, thành đã

tham gia Ban Chỉ đạo Tháng hành động hưởng ứng ngày dân số Việt Nam. Các

tỉnh, thành, đơn vị đã có nhiều hoạt động hưởng ứng: Hội thi các bà mẹ trẻ, Hội thi

câu lạc bộ phụ nữ, thi tuyên truyền viên giỏi… TW Hội cũng tổ chức hội thảo Tăng

cường quyền năng cho phụ nữ trong chương trình dân số và phát triển.

Trong nhiệm kỳ, các cấp hội tiếp tục chỉ đạo thực hiện cuộc vận động Phụ nữ

nuôi dạy con tốt, góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học”, duy trì và

đẩy mạnh các hoạt động xây dựng quỹ chăm sóc trẻ em, quỹ “vì trẻ em suy dinh

dưỡng”, các quỹ học bổng, tổ chức các lớp học tình thương, phối hợp với ngành Y

tế khám chữa bệnh định kỳ cho phụ nữ - trẻ em.

Kết quả, sau 5 năm thực hiện chương trình, các cấp hội phụ nữ đã phối hợp

chặt chẽ, có hiệu quả với tất cả các ngành liên quan khám bệnh cho gần 28 triệu

lượt phụ nữ, trong đó có gần 6 triệu lượt phụ nữ được khám, chữa bệnh miễn phí,

gần 30 triệu lượt phụ nữ được hướng dẫn kiến thức về Dân số - KHHGĐ, nuôi dạy

con, chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, phòng chống HIV-AIDS; 63,8% phụ nữ trong

độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, 98% trẻ em trong độ tuổi được

tiêm chủng mở rộng, 65,3% phụ nữ có thai được tiêm phòng uốn ván, trẻ em suy

dinh dưỡng giảm từ 53% xuống 42%, gần 34 nghìn gái mại dâm được giáo dục và

quản lý tại cộng đồng; gần 20 triệu lượt trẻ em được khám bệnh định kỳ, trong đó

hơn 3 triệu lượt được chữa bệnh miễn phí và gần 2,7 triệu lượt trẻ em suy dinh

dưỡng được chữa bệnh miễn phí; 183.823 lượt trẻ em bỏ học trở lại trường, mở gần