3] TRONG CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ, NỮ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHOÁ IX SO VỚI KHOÁ X TĂNG 7,38%

10,73%. [78, tr.3] Trong các cơ quan dân cử, nữ đại biểu Quốc hội khoá IX so với

khoá X tăng 7,38%. Thành tựu này đã đưa Việt Nam lên vị trí thứ nhất châu Á và

thứ hai khu vực châu Á – Thái Bình Dương về tỉ lệ nữ tham gia Quốc hội. Nữ đại

biểu Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh tăng 1,93%, cấp huyện tăng 1,72% và cấp xã,

phường tăng 2,17% giữa hai nhiệm kỳ 1994-1999 với nhiệm kỳ 1999-2004. Ở các

cấp từ TW đến xã, phường, phụ nữ đều nắm giữ nhiều vị trí quan trọng như: Phó

Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng, Thứ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban

Quốc hội, Trưởng, Phó các ban Đảng TW, Bí thư, Phó Bí thư các cấp uỷ, Chủ tịch,

Phó Chủ tịch HĐND, UBND các cấp, Đại sứ… Nhiều phụ nữ hoàn thành xuất sắc

nhiệm vụ, được tín nhiệm ở cương vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đoàn thể TW

nhiều nhiệm kỳ liên tiếp.

Một số tỉnh/thành, bộ/ngành có tỉ lệ cán bộ nữ cao như: Tuyên Quang, thành

phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Sơn La, Kon Tum, Gia Lai, Tiền Giang, Kiên Giang, Bộ

Tài chính, ngành ngân hàng, Bộ Lao động-Thương binh và xã hội, Uỷ ban Dân số-

Gia đình-Trẻ em. Dù ở bất kỳ vị trí công tác nào, cán bộ nữ cũng thể hiện tinh thần

và trách nhiệm, khả năng điều hành và quản lý. Đội ngũ cán bộ nữ các ngành, các

cấp đã không ngừng phấn đấu vươn lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, có

nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước và sự bình đẳng của phụ nữ,

cán bộ nữ đã khẳng định được vai trò nòng cốt thúc đẩy sự phát triển chung của

phong trào phụ nữ Việt Nam.

Trên lĩnh vực kinh tế - xã hội, một trong những thành tựu nổi bật của đất

nước 15 năm đổi mới được bạn bè quốc tế đánh giá cao là xoá đói giảm nghèo.

Đóng góp vào thành tựu đó có sự tham gia tích cực, bền bỉ, sáng tạo của Hội Liên

hiệp phụ nữ Việt Nam và các tầng lớp phụ nữ. Từ các phong trào “Phụ nữ giúp

100

nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”, “Ngày tiết kiệm vì

phụ nữ nghèo”, đến chương trình “Hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập”, Hội

đã khơi dậy được tiềm năng to lớn, sức sáng tạo và truyền thống nhân ái tốt đẹp của

dân tộc, tạo nên một phong trào rộng lớn trong các tầng lớp phụ nữ tự nguyện giúp

nhau giống, vốn, ngày công và kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh. Với phương

châm phát huy nội lực và đảm bảo tính bền vững, các cấp Hội đã sáng tạo nhiều

hình thức giúp nhau thoát khỏi nghèo đói rất đa dạng, hiệu quả và mang đậm nét

riêng của phụ nữ. Tiêu biểu là mô hình “Nhóm Phụ nữ tín dụng tiết kiệm” và mô

hình Quỹ Tình thương.

Tác động tích cực, đạt kết quả rõ nét nhất trong công tác xoá đói giảm nghèo

của các cấp Hội là hoạt động khai thác các nguồn vốn hỗ trợ phụ nữ nghèo với cách

thức vay - trả linh hoạt, phù hợp với điều kiện của người nghèo, gắn với các mô

hình hoạt động lồng ghép. Nhờ đó, doanh số vốn vay và số lượt phụ nữ nghèo được

vay vốn không ngừng tăng lên hàng năm. Tính trung bình mỗi năm, tổng doanh số

vốn từ các nguồn cho phụ nữ vay qua kênh Hội Phụ nữ đạt trên 1.900 tỷ đồng. Trên

2 triệu lượt phụ nữ, trong đó 62% là phụ nữ nghèo được Hội giúp vay vốn, hướng

dẫn kiến thức, kinh nghiệm làm ăn đã căn bản thoát đói, giảm nghèo, hoàn trả được

vốn bằng chính sức lao động và thu nhập chính đáng của mình.

Từ thực tế sinh động của phong trào xoá đói giảm nghèo đã xuất hiện nhiều

gương phụ nữ có tấm lòng vàng giúp chị em nghèo hàng chục triệu đồng, những

gương cán bộ nữ, cán bộ Hội tận tụy với sự nghiệp xoá đói giảm nghèo. Đặc biệt,

đã xuất hiện nhiều điển hình phụ nữ vươn lên thoát khỏi đói nghèo từ chính thành

quả lao động của bản thân và gia đình, trở thành tấm gương về tinh thần vượt khó,

nghị lực vươn lên trong cuộc sống, tinh thần tương thân tương ái. Tiêu biểu là chị

Hoàng Thị Mái, dân tộc H'Mông, người phụ nữ châu Á đầu tiên được giải thưởng

của Liên hiệp quốc về xoá đói giảm nghèo. Không chỉ vươn lên thoát nghèo, nhiều

chị em còn khẳng định được năng lực bản thân trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh

trở thành các nữ chủ doanh nghiệp. Nhiều doanh nghiệp do phụ nữ quản lý hoặc

101

làm chủ hoạt động ổn định, sử dụng nhiều lao động nữ và xây dựng được quan hệ

lao động tốt hơn.

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm là một trong những vấn đề bức xúc của xã

hội. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã chỉ đạo hoạt động dạy nghề và giải quyết

việc làm cho phụ nữ, chú trọng tạo việc làm tại chỗ, tăng thời gian lao động có thu

nhập, nhất là đối với khu vực nông thôn, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền

thống. Tính đến năm 2002, 45 tỉnh - thành Hội đã có trung tâm dạy nghề, dịch vụ

việc làm hoạt động theo hướng đào tạo nghề ngắn hạn và giới thiệu việc làm cho

phụ nữ. Trung ương Hội đã tham gia và quản lý, sử dụng Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc

làm, Nhà nước cấp bổ sung nguồn vốn bình quân 4 tỉ đồng/năm. Từ nguồn vốn này,

các cấp hội đã triển khai cho phụ nữ vay vốn tự tạo việc làm. Thông qua việc tham

gia quản lý nguồn vốn thuộc Chương trình quốc gia hỗ trợ việc làm, các cấp Hội đã

tổ chức cho phụ nữ vay theo hướng chuyển dần đầu tư cho các dự án phát triển sản

xuất nông nghiệp có giá trị kinh tế cao, khôi phục và phát triển ngành nghề truyền

thống, phát triển dịch vụ và doanh nghiệp hộ gia đình nhằm thu hút và tạo thêm việc

làm có thu nhập cho lao động nữ. Trong 10 năm (1993-2002), doanh số cho vay gần

150 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 17 vạn lao động nữ.

Không chỉ có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, phụ nữ còn

là người duy trì và phát triển những giá trị văn hóa gia đình, giữ gìn bản sắc dân tộc,

giữ vai trò chủ yếu trong tổ chức cuộc sống gia đình, chăm sóc, nuôi dạy con. Phụ

nữ ngày càng thể hiện rõ vai trò trong việc ra quyết định, quản lý, tổ chức cuộc

sống, phát triển kinh tế gia đình và bình đẳng hơn trong việc tiếp cận thông tin, giáo

dục, chăm sóc sức khoẻ, trong hôn nhân và hưởng thụ các phúc lợi.

Từ những thành tựu của phong trào phụ nữ nhiệm kỳ qua, địa vị của phụ nữ

Việt Nam ngày càng được khẳng định trong mỗi gia đình, trong nhận thức và thực

tế của đời sống xã hội, cũng như trong sự nhìn nhận của bạn bè quốc tế.

Về văn hoá – giáo dục, khoa học – công nghệ, những năm qua, kinh tế thị

trường đã đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp phát triển văn hoá - xã hội của

102

đất nước. Các tầng lớp phụ nữ đã chủ động tham gia, có nhiều đóng góp đưa văn

hoá - xã hội của đất nước phát triển lên một bước. Lực lượng phụ nữ hoạt động

trong lĩnh vực văn hoá - xã hội có tỷ lệ khá cao: Y tế: 59,2%, Giáo dục - Đào tạo: