1 TỔ CHỨC HỘI ĐẠI HỘI PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ V THEO KẾ HOẠCH, ĐẠI HỘI PHỤ NỮ TOÀN QUỐC LẦN THỨ V SẼ DIỄN RA VÀO NĂM 1977

1.3.1 Tổ chức Hội

Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V

Theo kế hoạch, Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V sẽ diễn ra vào năm 1977.

Nhưng năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra, cả nước phải tập trung mọi

36

nguồn lực, sức người, sức của vào công cuộc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, biên giới của

đất nước khiến Đại hội phụ nữ không thể diễn ra theo đúng kế hoạch dự định dù

mọi công tác chuẩn bị đại hội đã hoàn thành, các cấp hội đã tiến hành đại hội phụ

nữ cấp mình.

Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ V diễn ra trong 2 ngày 19, 20/5/1982 tại Hà

Nội. Đại hội có sự tham dự của 1.051 đại biểu (trong đó có 800 đại biểu chính thức

đại diện cho hơn 9 triệu hội viên và 25 triệu phụ nữ trong cả nước), 9 đoàn đại biểu

phụ nữ quốc tế. Ông Phạm Văn Đồng, ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đến dự và phát biểu

tại Đại hội.

Đại hội bầu Ban chấp hành Trung ương Hội khoá V gồm 109 Ủy viên. Ban

chấp hành Trung ương Hội bầu Ban Thư ký gồm 15 ủy viên. Chủ tịch Hội LHPN

Việt Nam là bà Nguyễn Thị Định, 4 Phó Chủ tịch gồm các bà: Nguyễn Thị Như,

Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Thanh, Ngô Bá Thành.

Đại hội đã thông qua Điều lệ Hội gồm 9 chương, 25 điều. Điều lệ Hội quy

định: Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam là một tổ chức quần chúng cách mạng dưới sự

lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt

Nam, thành viên của Liên đoàn phụ nữ dân chủ quốc tế. Tôn chỉ mục đích của Hội:

Giáo dục, động viên, tổ chức phụ nữ cùng với toàn dân xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Việt Nam hòa bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; trên cơ sở đó, thực

hiện giải phóng phụ nữ. Hội là “Trường học về chủ nghĩa xã hội của phụ nữ, là

người đại diện cho quyền bình đảng và làm chủ tập thể của phụ nữ, tham gia quản

lý Nhà nước, quản lý mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của đất

nước” [64, tr.12] Hội tổ chức và làm việc theo nguyên tắc dân chủ, đi sâu, đi sát hội

viên, giáo dục, thuyết phục và thực hiện chỉ đạo theo hệ thống Hội từ Trung ương

đến cơ sở và phối hợp với các ngành, các cơ quan khác có liên quan đến sự nghiệp

giải phóng phụ nữ. Tất cả phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên đều có thể trở thành

hội viên của Hội. Hệ thống tổ chức của Hội chia thành 4 cấp: Trung ương – Tỉnh,

thành phố trực thuộc – Huyện, quận và cấp tương đương – Xã, phường và cấp

37

tương đương (cấp cơ sở). Cơ sở Hội được tổ chức dựa theo đơn vị sản xuất, đơn vị

hành chính dân cư. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là đại hội đại biểu cấp

đó, nơi ít hội viên là đại hội toàn thể hội viên. Đại hội Đại biểu toàn quốc, tỉnh,

thành phố họp 5 năm/lần, huyện, quận và tương đương 5 năm họp 2 lần.

Hội cơ sở là nền tảng của tổ chức Hội. Đơn vị Hội cơ sở bao gồm: xã,

phường, thị trấn, hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra Hội còn có các tổ phụ nữ

được tổ chức theo đơn vị sản xuất và tổ dân phố.

Đối với lực lượng nữ công nhân viên chức, Điều lệ khẳng định, đây là lực

lượng nòng cốt của phong trào phụ nữ. Do vậy, Hội phối hợp với công đoàn cùng

cấp để đưa các nghị quyết, chủ trương của Hội vào nữ công nhân viên chức.

Như vậy, Điều lệ Hội Liên hiệp phụ nữ lần thứ V đã quy định lại bộ máy tổ

chức của Hội từ Trung ương đến cơ sở. Ở Trung ương, Ban Thường vụ khóa IV

được thay thế bằng Đoàn Chủ tịch và Ban Thư ký. Đoàn Chủ tịch gồm Chủ tịch,

Phó Chủ tịch và các ủy viên, do Ban Chấp hành bầu ra và chịu trách nhiệm trước

Ban Chấp hành; quyết định các chủ trương công tác giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp

hành. Ban Thư ký là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành và Đoàn Chủ tịch

Trung ương Hội, gồm Tổng Thư ký và các ủy viên. Các cấp hội phụ nữ, trước kia

quy định thành 5 cấp, nay được quy định lại thành 4 cấp, không còn cấp khu.

Các ban, đơn vị chuyên môn trong nhiệm kỳ vẫn là 13, tuy nhiên một số ban,

đơn vị được thay đổi, giải thể, thành lập mới cho phù hợp với yêu cầu kiện toàn bộ

máy Trung ương Hội cũng như đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. Ủy ban Quốc

gia thập kỷ phụ nữ thành lập ngày 12/02/1985 theo Quyết định số 41/HĐBT của

Hội đồng Bộ trưởng, sau khi Công ước “Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với

phụ nữ” của Liên hiệp quốc ra đời và Việt Nam đã tham gia ký công ước. Ủy ban

do bà Nguyễn Thị Định – Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam làm Chủ tịch, có

chức năng thực hiện Công ước và kiểm điểm những thành tưu của Chính phủ Việt

Nam trong thập kỷ phụ nữ lần thứ nhất (1975-1985). Nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban:

+ Tuyên truyền rộng rãi ý nghĩa của thập kỷ phụ nữ; tổng kết và giới thiệu

thành tích các phong trào hoạt động trong lĩnh vực giải phóng phụ nữ và thực hiện

quyền bình đẳng nam nữ.

38

+ Tổ chức việc phối hợp, hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra các ngành, các cấp

chấp hành tốt các chính sách, chế độ của Đảng và Nhà nước đối với phụ nữ.

+ Quan hệ, phối hợp với Liên hiệp quốc và các tổ chức hoà bình và tiến bộ

kiên trì cuộc đấu tranh nhằm các mục tiêu: "Bình đẳng, phát triển và hoà bình"

chống các thế lực đế quốc và phản động.

Ban Quản trị tài chính được thành lập theo Quyết định số 16/QN-PN, ngày