61 TỈNH, THÀNH CÓ ĐÔNG PHỤ NỮ DÂN TỘC, TÔN GIÁO ĐÃ CÓ CHƯƠNG TRÌNH CHỈ ĐẠO CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG PHỤ NỮ DÂN TỘC, TÔN GIÁO

52/61 tỉnh, thành có đông phụ nữ dân tộc, tôn giáo đã có chương trình chỉ đạo công

tác vận động phụ nữ dân tộc, tôn giáo. Các cấp hội tăng cường vận động phụ nữ dân

tộc, tôn giáo tham gia thực hiện 5 chương trình công tác trọng tâm của Hội, xây dựng

đội phụ nữ nòng cốt tham gia giải quyết tranh chấp đất đai, nơi thờ tự…

Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ được Hội chủ động xây dựng kế hoạch

đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ diện quy hoạch. 32/61 tỉnh, thành đã xây dựng

quy hoạch đào tạo cho các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch, trưởng, phó các ban.

Ngoài hai trường cán bộ phụ nữ, TW đến các tỉnh, thành, đơn vị đã tích cực, chủ

động phối hợp với Học viện Hành chính quốc gia, Học viện Chính trị Hồ Chí Minh,

các trường đảng tỉnh… tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị,

quản lý Nhà nước, cử cán bộ đi học văn hoá, ngoại ngữ, đại học, tin học, nghiệp vụ

công tác hội… nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ hội.

Chương trình nghiên cứu, kiểm tra, giám sát

TW Hội đã xây dựng kế hoạch nghiên cứu của Hội LHPN, xây dựng kế

hoạch hướng dẫn các cấp Hội ở địa phương, đơn vị, tổ chức tập huấn về công tác

nghiên cứu cho cán bộ nghiên cứu ở 63 tỉnh, thành, đơn vị và tổ chức hội nghị cộng

tác viên trong công tác nghiên cứu với các chuyên gia.

Năm 1998 là năm tổng kết 10 năm thực hiện Quyết định 163/HĐBT và sơ

kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04/BCT trên phạm vi cả nước, các tỉnh, thành hội,

87

đơn vị đã chủ động tổ chức hoạt động tổng kết và sơ kết. 12 tỉnh, thành, Ban Phụ nữ

Quân đội tổng kết Quyết định 163/HĐBT ở 22 huyện, thị, 431 xã, phường. [78, tr4]

TW Hội đã tham gia xây dựng, bổ sung, sửa đổi 19 văn bản pháp luật, chính sách

quan trọng có liên quan đến quyền lợi của phụ nữ, trẻ em; độc lập và phối hợp

nghiên cứu các vấn đề: «Đánh giá ảnh hưởng giới trong các chương trình đầu tư của

Unicef», «Quan điểm của phụ nữ và nam giới về sự bình đẳng trong độ tuổi nghỉ

hưu và thời gian thai sản, nghỉ chăm sóc con ốm đau trong thời gian đóng bảo hiểm

xã hội»…

Tiểu kết

Công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986 đã tạo ra môi trường và động lực

cho sự phát triển chung của đất nước, của phong trào phụ nữ và Hội Liên hiệp phụ

nữ Việt Nam. 15 năm qua, các tầng lớp phụ nữ Việt Nam dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo

của Hội LHPN Việt Nam các cấp đã phát huy truyền thống “Anh hùng, bất khuất,

trung hậu, đảm đang” trong kháng chiến giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc,

lập lên những thành tích rất đáng tự hào trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội

trong công cuộc đổi mới. Phong trào phụ nữ phát triển cả bề rộng và chiều sâu.

Trên các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội và trên mọi miền Tổ quốc,

phụ nữ các tầng lớp, các dân tộc, tôn giáo đã nêu cao tinh thần yêu nước, đoàn kết,

phát huy tiềm năng, sức sáng tạo, những phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam

góp phần cùng toàn dân thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã

hội. Tình hình đời sống, việc làm, trình độ và năng lực của phụ nữ được cải thiện rõ

rệt, địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội tiếp tục được nâng cao.

Trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, có nhiều yếu tố tác động

mạnh tới gia đình Việt Nam, các tầng lớp phụ nữ và Hội LHPN Việt Nam đã có

nhiều nỗ lực xây dựng gia đình trên 4 bình diện: kinh tế, chăm sóc sức khoẻ và kế

hoạch hoá gia đình, nuôi dạy con và giữ gìn giá trị văn hoá truyền thống, phòng

chống tệ nạn xã hội. Qua đó, đã đạt được kết quả đáng kể trong việc xây dựng gia

đình với mục tiêu "no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc".

88

Sự phát triển đội ngũ cán bộ nữ là một thước đo mức độ lớn mạnh của phong

trào phụ nữ và mức độ bình đẳng giới trong xã hội. Trong những năm qua, ở hầu hết

các lĩnh vực đội ngũ cán bộ nữ phát triển cả về số lượng, chất lượng, ngày càng có

vai trò chủ động, tích cực trong việc tham gia hoạch định chính sách và ra quyết định

của các ngành, các cấp, nhất là những vấn đề liên quan trực tiếp tới phụ nữ, trẻ em.

Hội đã giữ vững và phát huy vai trò nòng cốt đoàn kết các tầng lớp phụ nữ,

thúc đẩy phong trào phụ nữ ngày càng phát triển và thực hiện tốt hơn vai trò đại

diện chăm lo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho phụ nữ trong giai đoạn cách mạng

mới của đất nước. Hoạt động của Hội ngày càng thu hút đông đảo các tầng lớp, đối

tượng phụ nữ tự nguyện tham gia. Quan hệ phối hợp với các ngành, các đoàn thể

trong nước và quan hệ hợp tác quốc tế của Hội ngày càng mở rộng và có hiệu quả.

Vị thế của tổ chức Hội, của phụ nữ Việt Nam ngày càng được khẳng định ở trong

nước cũng như cộng đồng quốc tế.

Phong trào phụ nữ Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam có bước

trưởng thành như vậy, trước hết là do có sự quan tâm lãnh đạo của Đảng. Đảng đã

luôn xác định giải phóng và phát triển toàn diện cho mọi tầng lớp phụ nữ là một

mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Nhà nước đã có những chính sách cụ thể tạo

điều kiện cho phụ nữ tiến bộ. Các ngành, các cấp luôn ủng hộ, hợp tác, hỗ trợ thiết

thực cho các hoạt động của Hội vì quyền lợi chính đáng của phụ nữ và sự phát triển

chung của dất nước. Các tổ chức quốc tế, tổ chức phụ nữ đã dành cho phụ nữ Việt

Nam tình cảm thân thiết, sự ủng hộ về tinh thần, sự giúp đỡ về vật chất và hợp tác

có hiệu quả. Đặc biệt là tinh thần đoàn kết, nỗ lực vươn lên của các tầng lớp phụ nữ;

sự nhiệt tình tận tâm, năng động sáng tạo của đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ Hội và Nữ

công các cấp đã phấn đấu không mệt mỏi vì sự bình đẳng và phát triển của phụ nữ.

89