6/1987, ĐOÀN CHỦ TỊCH TW HỘI LHPNVN RA QUYẾT ĐỊNH SỐ 55/QĐ THÀNH LẬP BẢO TÀNG PHỤ NỮ VIỆT NAM

10/6/1987, Đoàn Chủ tịch TW Hội LHPNVN ra Quyết định số 55/QĐ thành lập

Bảo tàng phụ nữ Việt Nam. Bảo tàng có chức năng: nghiên cứu và giáo dục khoa

học thông qua các hoạt động nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày

tài liệu, hiện vật và các bộ sưu tập hiện vật về lịch sử phát triển của phụ nữ Việt

Nam qua các thời đại về: phong trào phụ nữ Việt Nam; văn hoá của phụ nữ Việt

Nam trong cộng đồng; hoạt động quốc tế của phụ nữ Việt Nam nhằm góp phần giáo

dục truyền thống cho phụ nữ và nhân dân; tuyên truyền đối ngoại phục vụ các đối

tượng, khách tham quan có nhu cầu nghiên cứu tìm hiểu những vấn đề về phụ nữ

Việt Nam và Hội LHPNVN.

49

Nhiệm kỳ này, Ban quản trị Tài chính giải thể (1987) và sáp nhập bộ phận quản

trị, tài vụ và đội xe của Ban Quản trị tài chính sang Văn phòng Trung ương Hội.

Bộ máy cấp tỉnh, thành được kiện toàn và sắp xếp lại theo hướng tinh giảm

biên chế, thu gọn đầu mối, nâng cao chất lượng sinh hoạt, giảm bớt khâu trung gian,

quản lý cán bộ, sát cơ sở theo Quyết định số 34/QĐ-TW của Bộ Chính trị và Hướng

dẫn số 02 của Trung ương Hội. Đến trước Đại hội phụ nữ toàn quốc lần thứ 8, có 28

tỉnh, thành tổ chức bộ máy gồm hai ban (Văn phòng và Phong trào), 3 tỉnh có bộ

máy 3 ban, một số tỉnh có 4 ban. Cấp huyện, quận sau kiện toàn, đội ngũ cán bộ đã

được tăng cường, bồi dưỡng để có đủ khả năng đảm nhận công tác trong tình hình

mới. Sau sắp xếp, kiện toàn lại, tổng số biên chế của cả hệ thống hội từ Trung ương

đến cơ sở đã giảm 20%, cấp tỉnh giảm 132, cấp huyện giảm 228 biên chế. Tuy

nhiên, trong những năm 1988, 1989, công tác vận động phụ nữ gặp nhiều khó khăn,

do những khó khăn chung của tình hình kinh tế - xã hội đất nước lúc đó, chế độ đãi

ngộ nên đội ngũ cán bộ hội cũng như chị em phụ nữ không mặn mà với công tác

hội, một phần do phương thức vận động chưa phù hợp, trình độ đội ngũ cán bộ cơ

sở còn thấp nên không thu hút được chị em.

Từ tình hình thực tế và yêu cầu bức bách phải nâng cao chất lượng đội ngũ

cán bộ, Trung ương và các tỉnh, thành Hội xác định công tác đào tạo bồi dưỡng phải

được tăng cường và duy trì thành hoạt động thường xuyên. Năm 1988, năm đầu tiên

sau nhiều năm, Trung ương Hội đã tổ chức lớp bồi dưỡng về chức năng, nhiệm vụ

và nội dung cơ bản của nghị quyết Đại hôi phụ nữ lần thứ VI, bồi dưỡng nghiệp vụ

công tác hội cho cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành, đặc khu; tập trung tập huấn các

chuyên đề về nghiệp vụ công tác hội cho các ban chuyên môn của các tỉnh, thành

Hội. Các tỉnh, thành Hội tổ chức cũng tổ chức các lớp tập huấn chuyên đề, bồi

dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ chuyên trách nhưng nhiều nơi còn tổ chức

qua loa, không hiệu quả. Năm 1989, lần đầu tiên Trung ương Hội đầu tư nhân lực,

tập trung kinh phí mở 6 lớp cho trên 800 cán bộ chủ chốt các tỉnh, thành, quận,

huyện về chức năng, nhiệm của của Hội, về yêu cầu đổi mới tổ chức và phương

thức hoạt động cho cán bộ hội. Trường Lê Thị Riêng đã mở lớp ngắn hạn (3 tháng)

50

đào tạo cho 85 cán bộ chủ chốt của 18 tỉnh phía Nam, 28 tỉnh mở lớp bồi dưỡng cho

cán bộ cơ sở từ tổ phó đến hội trưởng phụ nữ huyện.

Nghị quyết Đại hội phụ nữ lần thứ VI xác định: “Xây dựng củng cố cơ sở hội

là khâu công tác trọng yếu để thực hiện chức năng nhiệm vụ và tạo nên sức mạnh

của Hội”. [10, tr.21] Ngay từ đầu năm 1988, Trung ương Hội đã chỉ đạo tập trung

củng cố cơ sở theo hướng nâng cao chất lượng hoạt động theo chức năng, đa dạng

hóa các hình thức tập hợp phụ nữ, nâng cao năng lực chủ động hoạt động của Ban

Chấp hành và tổ phụ nữ. Trung ương Hội đã chỉ đạo 4 đoàn khảo sát toàn diện thực

trạng tình hình cơ sở hội ở các địa phương. Qua khảo sát cho thấy tình hình tổ chức,

hoạt động ở cơ sở chưa hợp lý, khoa học, hiệu quả. Do đó, công tác chỉ đạo điểm để

củng cố tổ chức cơ sở hội được đặt thành vấn đề cấp thiết, trọng tâm trong năm