3/1983 CỦA BAN THƯ KÝ, GỒM 4 PHÒNG CHUYÊN MÔN

05/3/1983 của Ban Thư ký, gồm 4 phòng chuyên môn: Phòng quản trị, Phòng Tài

vụ, Phòng sản xuất kinh doanh, Phòng kiến thiết, xây dựng, tiếp nhận viện trợ. Ban

có các nhiệm vụ:

+ Quản lý tài sản, cơ sở vật chất, kinh phí Nhà nước cấp đáp ứng yêu cầu

hoạt động của TW Hội.

+ Thực hiện các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước, chủ trương của

TW Hội đã ban hành đối với cán bộ CNVC.

+ Chăm lo đời sống cán bộ CNV trong cơ quan.Tổ chức sản xuất để tăng

kinh phí hoạt động cho Hội, cải thiện đời sống cho cán bộ CNVC.

+ Quản lý, kiểm tra tài chính TW Hội và các đơn vị cấp hai. Kiểm tra hướng

dẫn việc thu chi hội phí của các cấp Hội.

Hai ban không phù hợp tình hình mới được giải thể là Ban Kinh tế tài chính

và Ban miền Nam.

Các ban được đổi tên gồm: Văn phòng Trung ương Hội được đổi thành Ban

Văn phòng tổng hợp, Ban Nghiên cứu quyền lợi đời sống phụ nữ đổi thành Ban Gia

đình đời sống, Ban Nghiên cứu thành Ban Phụ vận. Trong đó, chức năng, nhiệm vụ

của Ban Văn phòng tổng hợp và Ban Nghiên cứu phụ vận không thay đổi so với

nhiệm kỳ trước.

Riêng Ban Gia đình đời sống có phạm vi đối tượng rộng hơn so với nhiệm

kỳ trước. Ban nghiên cứu, đề xuất với Đảng và Nhà nước xây dựng chính sách, chế

độ về quyền lợi, sức khoẻ đối với tất cả phụ nữ và trẻ em chứ không giới hạn trong

phụ nữ và trẻ em khu vực Nhà nước và thủ công nghiệp mà mở rộng thành tất cả

phụ nữ trẻ em. Công tác chỉ đạo thực hiện Luật Hôn nhân gia đình được quan tâm

39

hơn, trở thành một nhiệm vụ cụ thể. Bỏ nhiệm vụ tham gia giải quyết các vấn đề tệ

nạn xã hội do chiến tranh để lại cho phụ nữ và trẻ em.

Các ban, đơn vị chuyên môn khác cơ bản vẫn giữ nguyên như trước.

Cùng với kiện toàn ban chấp hành, quy định tổ chức Hội phụ nữ các cấp, bộ

máy chuyên trách công tác Hội ở các cấp cũng được củng cố. Đến 1982, tổng biên

chế cán bộ hội ở 40 tỉnh, thành là 1.278 cán bộ và nhân viên. Trên tất cả các đơn vị

tỉnh, thành, quận, huyện và cấp tương đương đã xây dựng tương đối ổn định bộ phận

lãnh đạo chủ chốt gồm: Hội trưởng, Hội phó và các ủy viên thường vụ chuyên trách.

Đội ngũ cán bộ hội chủ chốt ở cơ sở được củng cố và bổ sung số chị em trẻ, có văn

hóa, nhiệt tình và năng lực công tác, trên 50% hội trưởng dưới 40 tuổi, nhiều hội

trưởng có trình độ văn hóa cấp II, cấp III, 50-60% hội trường có trình độ sơ cấp chính

trị. Nghị quyết 34-HĐBT ra đời với tinh thần “tinh gọn bộ máy, giảm nhẹ biên chế,

nâng cao năng lực hoạt động”, Trung ương Hội đã kiện toàn bộ máy ở Trung ương và

hướng dẫn các tỉnh, thành sắp xếp, điều chỉnh kiện toàn bộ máy cấp tỉnh, huyện, cơ

sở. Đến năm 1985, 31/40 tỉnh bộ máy được sắp xếp lại còn 4 ban gồm Văn phòng, Tổ

chức, Tuyên huấn, Đời sống và gia đình 9 tỉnh có 5-7 ban do đặc thù riêng của từng

địa phương nên vẫn lập ban mới, tái lập các ban cũ: Nông nghiệp, Ban Cải tạo công

thương nghiệp tư bản tư doanh, ban dân tộc, ban tôn giáo…

Phương thức làm việc thời kỳ này cũng được đổi mới, trong đó chuyển biến

mới nhất trong các cấp là mở rộng được mối quan hệ phối hợp ngang với các ngành,

đoàn thể. Nhờ đó, các cấp hội đã động viên, giáo dục, huy động được sức mạnh của

phụ nữ trong tất cả các ngành, cấp vào thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ, phong trào

riêng của phụ nữ và hoàn thành mục tiêu của ngành, góp phần thực hiện thắng lợi

các chương trình, mục tiêu chung của cả nước.

Nhiệm kỳ này, công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở hội có bước tiến

hơn trước. Hội đã xây dựng được tổ chức cơ sở ở khắp các vùng, miền của đất

nước, trên các địa bàn dân cư, trong các đơn vị sản xuất. Tính đến năm 1985, tổng

số hội viên của Hội có 8.734.838 người, trong đó phía Bắc có 5.627.964 hội viên,

phía Nam có 3.106.874 hội viên. Hội đã xây dựng được 10.220 chi hội, trong đó có

40