PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠCACBON-SILIC (CHIẾM KHOẢNG 1-2 CÂU)

1. PHẦN HÓA HỌC VÔ CƠ

Cacbon-Silic (chiếm khoảng 1-2 câu): Các chuyên đề này chứa nhiều lý thuyết và

đây là phần dễ trong đề thi, sẽ rơi vào phần nhận biết. Học sinh cần lưu ý nắm kiến

thức cơ bản trong SGK để không bị mất điểm đáng tiếc.

Sự điện ly (chiếm khoảng 1 - 2 câu): Các chuyên đề này có nhiều câu hỏi lý thuyết

ở mức độ thông hiểu, một số ít câu hỏi tính toán ở mức vận dụng cao. Tuy nhiên,

phần kiến thức này có nhiều nội dung gắn liền với thực tế cuộc sống và thực hành

thí nghiệm. Do vậy, học sinh cần học lý thuyết gắn liền với thực hành và thực tế.

Đại cương kim loại (3 - 5 câu): Chuyên đề có nhiều câu hỏi liên quan đến tính chất,

bài tập tính toán, các câu hỏi bắt đầu có tính phân loại, sẽ được chia đều số câu đảm

bảo đủ 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

Để làm tốt bài tập thuộc phần kiến thức này, ngoài việc nắm vững lý thuyết, học

sinh cần nắm chắc tính chất vận dụng các công thức tính nhanh để tránh mất thời

gian, tập trung làm các câu hỏi khó hơn. Luyện tập bằng cách làm các dạng bài tập

đã từng xuất hiện trong đề thi CĐ - ĐH những năm trước đây, và các đề thi thử của

các trường, Sở được phát triển từ đề minh họa

Sắt và Crom - Hợp chất của nó (2 - 3 câu): Chuyên đề này có tỉ lệ câu hỏi lý thuyết

và bài tập là tương đương. Câu hỏi sẽ rơi vào mức độ nhận biết từ 1-2 câu và 1 câu

vận dụng dạng bài tập tính toán. Ở chương này câu hỏi không hề khó, các em chú ý

nắm chắc nội dung bài học trong SGK, luyện tập các các dạng bài tập cơ bản.

- Kim loại kiềm - Kiềm thổ - Nhôm (4 - 6 câu): Chuyên đề tổng hợp này sẽ giúp các

bạn lấy điểm ở câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu, dạng bài tập không quá

khó nếu các bạn nắm chắc các tính chất cũng như dạng bài tập tính toán

Xem thêm: Bảng hệ thống hóa các loại hợp chất vô cơ

Tổng hợp phương pháp giải nhanh hóa vô cơ